Môi trường » Chất thải
Kiên Giang: Cửa sông Ba Hòn ngày bị càng thu hẹp
(12:32:08 PM 15/10/2012)
Hơn 10 năm qua, các chủ tàu đánh bắt hải sản và tàu chở khách ra hai xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ của huyện Kiên Lương luôn ám ảnh khi ra vào cửa sông Ba Hòn. Hiện chỉ còn duy nhất một luồng lạch để đi, nhưng luồng này nằm uốn cong theo hình chữ C. Chỉ những người thuộc đường đi thì mới dám mạo hiểm ra vào, nhưng khi gặp phải gió to thì không thể chạy đúng vào luồng, thường gặp rủi ro.
Anh Ngô Văn Hưng, thuyền trưởng tàu KG 91410, có công suất 420CV, cho biết: “Mỗi chuyến tàu thường đánh bắt khơi xa hơn 10 ngày, nếu muốn vào cửa sông Ba Hòn để cặp bến lên cá, lấy nhu yếu phẩm cho chuyến sau thì phải tính đủ đường. Nghĩa là, khi đánh bắt lượng cá đã đầy thì phải đợi thủy triều lên hoặc trời êm, không sóng gió thì mới dám cho tàu vào. Điều này cũng kéo theo bất lợi nhiều thứ như: nếu nước lớn vào buổi sáng thì mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, ngược lại gặp phải buổi trưa hay chiều thì các thương lái họ đã mua đầy và đưa hàng đi, buộc phải đợi ngày hôm sau. Nếu vậy, lượng cá sẽ mất tươi, dẫn đến mất giá…”.
Hàng ngày với lượng tàu ở khắp nơi ra vào neo đậu ở cửa sông Ba Hòn này hơn 100 chiếc. Lý do họ vào đây cặp bến dẫu biết rủi ro là do khi đánh bắt hải sản trên vùng biển Kiên Giang, thì vào cửa sông này gần, ít tốn chi phí, thay vì phải đi về cảng cá Tắc Cậu ở huyện Châu Thành phải mất gần 100km. Cũng tại đây, khi tàu cặp bến cũng có khách hàng xuống lấy tận nơi, việc cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho chuyến tàu mới cũng gặp thuận lợi…
Tàu mắc cạn không chỉ dừng lại ở việc giảm thu nhập do không bán được cá tươi, mà kèm theo đó là phải tốn hơn trăm triệu đồng mới có thể kéo tàu ra được. Mấy năm qua, đã có nhiều tàu gặp phải như vậy, gần đây nhất là tàu đánh bắt hải sản có công suất 380CV của anh Nguyễn Văn Thảo, ngụ ấp Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương.
Anh Thảo kể: “Hiện nay, ngư trường ngày cạn dần, mỗi chuyến biển hơn 10 ngày ra khơi có khi về còn lỗ vốn. Chuyến biển vừa rồi, khi về vào ngày 25/9/2012, đến cửa sông Ba Hòn không may bị gió thổi, tàu trật luồng mắc cạn. Sau 2 ngày, với 4 chiếc tàu dùng dây thừng kéo mới thành công. Trong quá trình lay kéo, dây thừng bị đứt làm thủng 2 lỗ thân tàu, bị chìm, hư chân vịt… Với chi phí thuê tàu kéo, sửa chữa lần này trên 150 triệu đồng.”
Chỉ tính riêng khu vực Ba Hòn, đã có hơn 400 đánh bắt lớn nhỏ của ngư dân ở đây phải ra vào thường xuyên. Thêm vào đó, các tàu ở các huyện Hòn Đất, Phú Quốc, Châu Thành, thị xã Hà Tiên, thành phố Rạch Giá… cũng thường cặp bến cửa sông này để lên xuống hàng.
Với những bức xúc của người dân, nhưng mỗi lần kiến nghị về trên thì có câu trả lời là… chờ. Mấy năm trước đây, nhiều người dân đã làm đơn gửi lên cấp thẩm quyền xem xét để đầu tư nạo vét cửa sông Ba Hòn. Thế nhưng, do đây là dự án đã được định hướng quy hoạch sẽ nâng cấp lên thành cảng Ba Hòn cách nay đã hơn… 10 năm!.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…