»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:13:45 PM (GMT+7)

Kiên Giang thực hiện đồng bộ giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

(07:52:51 AM 23/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành phố của cả nước có biển với hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ và tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế biển nhưng cũng đặt ra cho Kiên Giang nhiều thách thức trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo đó, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện nhiều dự án, công trình phòng tránh, giảm nhẹ ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.

[-]Kiên[-]Giang[-]thực[-]hiện[-]đồng[-]bộ[-]giải[-]pháp[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]

Ảnh minh hoạ


* Hơn 50% diện tích đồng bằng sẽ bị chìm trong nước 


Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.346 km², chiều dài bờ biển khoảng 200 km với 82 cửa sông, rạch kéo dài qua 8 huyện, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá, trong đó 2 cửa sông lớn nhất là sông Cái Lớn và sông Cái Bé. Tổng diện tích gieo trồng cả năm trên 754.200 ha, trong đó lúa 2 vụ hơn 300.000 ha, lúa 3 vụ 75.000 ha và lúa - tôm 70.750 ha. 


Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Theo số liệu quan trắc, mực nước biển dâng hàng năm là 1 cm. Nếu mực nước biển dâng cao hơn mực thủy chuẩn 0,5 m thì có hơn 50% diện tích đồng bằng của tỉnh Kiên Giang bị chìm trong nước. Đối với một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp mà lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm gần 38% trong cơ cấu GDP thì việc thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ gây tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân và nền kinh tế của tỉnh. 


Hiện nay, rừng phòng hộ ven biển và xói lở bờ biển ở Kiên Giang rất nghiêm trọng. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, từ năm 2010 đến nay, khu vực ven biển Kiên Giang không ổn định và thay đổi từng năm, có những đoạn được bồi đắp nhưng không đáng kể, tình trạng xói lở nhiều hơn bồi tụ. Nhiều đoạn sạt lở đến tận khu dân cư, nhà dân như đê biển trên địa bàn các huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh với hàng chục hộ dân mất hoàn toàn diện tích rừng nhận khoán và hàng trăm hộ dân đang bị ảnh hưởng. Vùng ven biển tỉnh Kiên Giang có diện tích hơn 150.000 ha là vùng đa dạng sinh học, với nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực ngành nghề như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ… nhưng cũng là vùng thường xuyên bị thiên tai tác động mạnh mẽ, gây bất lợi, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 


Trước diễn biến ngày càng thất thường của thời tiết, biến đổi khí hậu, tại Kiên Giang hàng năm luôn bị tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn sâu vào các tuyến sông, thiếu nước ngọt vào mùa khô và triều cường dâng, ngập lũ vào mùa mưa bão… là những khó khăn, thách thức đối với sản xuất, đời sống. Trong khi đó, việc ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Kiên Giang còn lúng túng, bị động, thiếu các giải pháp đồng bộ hữu hiệu, nhất là vùng ven biển và sản xuất ở ba vùng trọng điểm Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng. 


Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết: Hệ thống cống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết nước phục vụ sản xuất trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện. Cụ thể là trên tuyến Rạch Giá - Ba Hòn (Kiên Lương), hệ thống cống ngăn mặn, thoát lũ xây dựng chưa đồng bộ; tuyến đê biển An Biên - An Minh cần 27 cống ngăn mặn, thoát nước ra biển nhưng mới xây dựng được 6 cống. Khu vực thành phố Rạch Giá còn 4 cửa sông chưa có cống thủy lợi ngăn mặn, thoát lũ là Sông Kiên, Kinh Nhánh, An Hòa và Rạch Sỏi. Đây là những công trình thủy lợi vốn đầu tư xây dựng khá lớn, vượt khả năng của địa phương. 


* Xây dựng những công trình ứng phó với biến đổi khí hậu 


Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2015 - 2020 và sau năm 2020, tỉnh Kiên Giang cần khoảng 5.340 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống cống, nâng cấp những đoạn đê biển đang sạt lở nghiêm trọng, nhằm phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tỉnh tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 


Ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Tỉnh tập trung thực hiện chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các dự án nâng cấp tuyến đê biển dài 212 km từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa (An Minh) và hệ thống cống, đập ở các cửa sông, kênh xáng kết nối ra biển Tây kết hợp làm đường giao thông ngăn chặn nước biển dâng, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Hiện nay, 2 dự án nâng cấp tuyến đê biển kết hợp giao thông là Xẻo Rô - Tiểu Dừa vốn đầu tư 1.068 tỷ đồng và Hòn Đất - Kiên Lương vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hệ thống 27 cống ngăn mặn, giữ ngọt trên đê đoạn An Biên - An Minh, trong đó đã triển khai thi công 6 cống; cống sông Kiên (thành phố Rạch Giá) với vốn đầu tư 224 tỷ đồng đang thi công xây dựng. Trên địa bàn thành phố Rạch Giá, ngành chức năng đã lập xong các dự án đầu tư xây dựng công trình cống Kênh Cụt 280 tỷ đồng, cống Kênh Nhánh 349 tỷ đồng và cống An Hòa 300 tỷ đồng. 


Năm 2015, tỉnh Kiên Giang được bố trí 59 tỷ đồng thực hiện 3 dự án trồng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong khôi phục phát triển rừng phòng hộ, mô hình thí điểm gây bồi, tạo bãi trồng rừng ven biển ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn (Hòn Đất) được ngành chức năng tỉnh thực hiện những năm qua bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Song song đó, tỉnh rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với kịch bản nước biển dâng; củng cố và tổ chức quản lý tốt hệ thống các công trình kiểm soát lũ. Kiên Giang hoàn thành xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi trọng điểm, hệ thống công trình, đê bao kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và U Minh Thượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, phục vụ dân sinh. 


Theo đó, tỉnh điều chỉnh, bổ sung d ự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng - Ba Hòn nằm trên địa bàn huyện Hòn Đất và Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, với tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng . Dự án hoàn thành vào năm 2016 sẽ l àm gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản và dịch vụ trong vùng ; t ạo nguồn nguyên liệu thủy sản giá trị cao cung ứng cho chế biến xuất khẩu ; t ạo công ăn việc làm , tăng thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. 


Tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các đô thị ven biển như: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Lương; tiếp tục đầu tư hạ tầng và sắp xếp dân cư vào ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ; nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật, mô hình sản xuất nông nghiệp thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, sự cố môi trường và giám sát biến đổi khí hậu… để chủ động phòng tránh, ứng phó giảm nhẹ thiên tai.

 

Lê Huy Hải
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiên Giang thực hiện đồng bộ giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI