»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:01:46 AM (GMT+7)

Hưng Yên: Nước thải các nhà máy huỷ hoại kênh mương, bức tử ruộng đồng

(07:59:45 AM 23/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Đã mấy năm nay, người dân huyện Mỹ Hào không ngớt bức xúc vì tình trạng nước thải từ các nhà máy vẫn xả ra các dòng kênh. Hậu quả làm cho hệ thống kênh tưới bị ô nhiễm nặng, nước chảy đến đâu, cây trồng vật nuôi chết đến đó. Điển hình là con kênh Trần Thành Ngọ do hứng nước thải của các nhà máy đã kéo theo đồng ruộng đang dần bị bức tử dẫn đến bỏ hoang.

Nước thải các nhà máy huỷ hoại kênh mương, bức tử ruộng đồng - Ảnh minh họa

 

Dòng kênh chết


Kênh Trần Thành Ngọ có chiều dài 5 km là tuyến kênh tưới chính của huyện Mỹ Hào, chạy qua 2 xã Hưng Long và Dị Sử. Con kênh này có nhiệm vụ tưới tiêu cho 270 ha canh tác. Nhưng đã 5 năm nay, kênh Trần Thành Ngọ đã trở thành dòng kênh chết, do hứng nước thải của hàng chục nhà máy xí nghiệp nằm trên địa bàn huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ hàng ngày vẫn xả trực tiếp. Người dân xã Dị Sử cho biết: Về mùa khô, nước thải các nhà máy xả xuống làm cho dòng kênh đen đặc, nổi váng dầu trên mặt nước, mùi hôi bốc lên nồng nặc, chỉ đi thoáng qua cũng thấy ngộp thở không chịu nổi.


Theo người dân xã Hưng Long, thường là cứ vào 2 ngày nghỉ cuối tuần, hoặc khi mưa lớn là các doanh nghiệp tranh thủ xả nước thải để tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Khi ấy nước trên kênh Trần Thành Ngọ chảy lênh láng khắp nơi, dòng nước trôi đến đâu, cá chết nổi ở đó; các ao nuôi cá hoặc thả ngan vịt không may bị nước ngấm vào đàn vật nuôi cũng chết hàng loạt.


Do là điểm trũng nhất của của huyện và nằm ở cuối nguồn, lẽ ra xã Dị Sử và Hưng Long rất thuận lợi trong việc lấy nước tưới. Nhưng nay cả 2 xã đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ nguồn nước thải do các doanh nghiệp xả thẳng ra kênh Trần Thành Ngọ không qua xử lý. Từ một dòng kênh với chức năng tưới nước phục vụ sản xuất, nay con kênh này bỗng dưng trở thành kênh tiêu của các nhà máy, nên dòng nước bị hoá chất huỷ diệt. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, do nguồn nước thải của các nhà máy độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép, nên kênh Trần Thành Ngọ ô nhiễm nặng và không còn khả năng bơm tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đồng ruộng bị huỷ hoại, trang trại bỏ hoang


Ảnh hưởng từ nguồn nước do kênh Trần Thành Ngọ bị ô nhiễm, đồng ruộng của 2 xã Dị Sử và Hưng Long lâm vào cảnh "cấy trồng không thể, bỏ bê không xong". Gần 300 ha lúa của bà con nông dân luôn chịu cảnh thất bát, mất mùa riêng. Ba năm nay, năng suất lúa trung bình mỗi vụ giảm 30% so với mọi nơi; bà con xã Dị Sử than vãn việc cấy trồng chỉ để "lấy công làm lỗ". Do nước kênh Trần Thành Ngọ bị ô nhiễm nên bà con không đục đâu ra nước, đành trông chờ đợi trời mưa. Có năm trời hạn đã quá khung thời vụ, địa phương cố nhắm mắt lấy nước trên kênh cho người dân làm đất gieo cấy. Song bà con lội ruộng đều phải đi ủng vẫn bị mẩn ngứa tê bì chân tay; còn cây lúa thì chậm phát triển, năng suất giảm tới một nửa. Hai vụ gần đây, người dân yêu cầu xã không được lấy nước ngoài kênh mà phải hỗ trợ tưới tiêu từ các xã bên cạnh để đảm bảo có nguồn nước sạch phục vụ gieo cấy.



Mệt mỏi với công việc cấy trồng, dân 2 xã Dị Sử và Hưng Long đành chuyển sang làm trang trại những mong thoát cảnh thất bát vì nguồn nước ô nhiễm. Ngay sát kênh Trần Thành Ngọ hơn 20 trang trại với diện tích hàng chục mẫu được hình thành, với các mô hình: nuôi cá sấu, nuôi thuỷ đặc sản, trồng cây ăn quả, nuôi gia súc gia cầm... Nhưng chỉ sau vài năm các trang trại này dần dần bị bỏ hoang vì hiệu quả thấp. Nhiều chủ trang trại đã phải chuyển nghề và ôm theo một khoản nợ ngân hàng như trường hợp ông Vũ Văn Ngọc, Vũ Đình Minh, Vũ Đình Lưu ở xã Dị Sử. Các hộ này đã đầu tư hàng tỉ đồng để nuôi cá sấu và thuỷ đặc sản, nhưng do nguồn nước bẩn của kênh Trần Thành Ngọ vẫn cố tình đeo bám cuộc mưu sinh của họ nên toàn bộ con giống của các trang trại đã được thanh lý.



Một số trang trại cố hoạt động cầm chừng như trường hợp gia đình chị Trần Thị Tuấn ở xã Hưng Long. Hệ thống ao nuôi các của chị không thể lưu thông được với nguồn nước của kênh Trần Thành Ngọ mà phải chờ nguồn nước trong đồng. Theo chị Tuấn, nước từ kênh Trần Thành Ngọ chỉ cần ngấm qua bờ ao là cá chết hàng loạt. Từ đầu năm 2012 đến nay, cá trong ao thường xuyên chết nổi kèm theo mùi hoá chất độc hại, đàn vịt hàng trăm con cũng tự nhiên ngã bệnh chết không rõ nguyên nhân. Những ngôi nhà tạm của các trang trại cũng phải bỏ không vì mùi hôi thối bốc lên từ con kênh chết, làm các chủ trang trại không thể chịu nổi.



Giờ đây, những khu trang trại và cánh đồng của 2 xã Dị Sử và Hưng Long vẫn đang ngấp ngoải "chết mòn" trong ô nhiễm. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị phản ánh hết năm này qua năm khác, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Mong mỏi của người dân nơi đây là tình trạng ô nhiễm môi trường nước kênh Trần Thành Ngọ sớm được khắc phục, để trả lại môi trường sản xuất và sinh hoạt trong lành cho vùng thôn quê.

Mai Ngoan (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hưng Yên: Nước thải các nhà máy huỷ hoại kênh mương, bức tử ruộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI