»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:37:20 PM (GMT+7)

Gia Lai: Đề nghị thủy điện xả nước đẩy lui ô nhiễm trại bò Tin mới nhất

(15:38:03 PM 17/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Nhiều tháng nay cuộc sống của hàng ngàn hộ dân tại thị xã An Khê (Gia Lai) bị đảo lộn vì nguồn nước sạch được cung cấp từ Nhà máy nước An Khê ô nhiễm trầm trọng.

Nước[-]thải[-]ô[-]nhiễm[-]của[-]trang[-]trại[-]bò[-]Tập[-]đoàn[-]Hoàng[-]Anh[-]Gia[-]Lai

Nước thải ô nhiễm của trang trại bò Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai -Ảnh: TL


Dẫn chúng tôi ra khu vực đặt các bể lắng của Nhà máy nước An Khê, ông Đỗ Tấn Diệp, trưởng ban quản lý nhà máy nước, lắc đầu: “Chúng tôi đã chạy các bể lọc hết công suất, dùng mọi biện pháp lọc tạp chất trong nước để người dân được sử dụng nguồn nước bớt ô nhiễm, nhưng tình hình ngày càng nghiêm trọng. Nước sông Ba - nguồn nước chính cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hiện nay chảy nhỏ giọt và sủi bọt, bốc mùi hôi tanh”.

Nhiều người dân tại các xã, phường của thị xã An Khê cho biết phải sử dụng nguồn nước máy ô nhiễm từ nhiều tháng nay.

“Dù hằng tháng phải trả một khoản tiền không nhỏ để được sử dụng nước sạch từ nhà máy, nhưng mấy tháng nay chúng tôi thậm chí không dám mở vòi nước dùng. Nước bốc mùi tanh nồng nặc, đổ ra xô chậu thì có màu bạc, chỉ có thể dùng để chùi rửa nhà cửa, giặt giũ... Còn nước nấu ăn, tắm giặt chúng tôi phải mua với giá đắt đỏ” - bà Nguyễn Thị Hợi, một người dân ở trung tâm thị xã An Khê, nói.

Tại xã Thành An, nơi giáp ranh với một trại bò có quy mô lớn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, người dân ở đây cũng đang phải gồng mình trước nạn ô nhiễm. Nhiều người dân cho biết nước từ trại bò chảy tràn ra khu dân cư, ruộng vườn của dân khiến cây trồng bị ảnh hưởng nặng, nhiều ao hồ nuôi cá bị thiệt hại.

Theo UBND thị xã An Khê, tình trạng ô nhiễm tại thị xã An Khê có hai nguyên nhân.

Một là thủy điện An Khê Kanak đặt ở thượng nguồn xả lưu lượng nước quá thấp, không đủ để duy trì dòng chảy tối thiểu và phục vụ tưới tiêu, nước sinh hoạt cho người dân.

Hai là nước thải từ trang trại bò của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tràn ra sông Ba gây ô nhiễm nặng, trong khi sông này là nguồn cấp nước duy nhất cho Nhà máy nước An Khê.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ, chủ tịch UBND thị xã An Khê, cho biết tình trạng ô nhiễm trên sông Ba và nguồn nước máy sử dụng tại thị xã An Khê hiện nay là rất nghiêm trọng.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân, UBND thị xã đã tổ chức đoàn kiểm tra và phát hiện trại chăn nuôi bò của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đặt tại xã Thành An là đầu mối chính gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba.

Tại các hồ chứa nước thải của trại bò này, dù đã đi vào hoạt động nhưng bể lắng không áp dụng biện pháp chống thấm, không có nắp đậy, nước thải quá tải chảy theo kênh mương tràn ra ruộng rẫy của người dân. Nghiêm trọng hơn, nhiều thời điểm đoàn kiểm tra còn phát hiện nước thải từ trại bò chảy thẳng xuống sông Ba gây ô nhiễm nguồn nước.

Ngoài ra nhiều nhà máy khác đóng dọc sông Ba cũng xả chất thải ra sông, trong khi nước sông Ba khánh kiệt do bị chặn ở đầu nguồn.

Theo UBND thị xã An Khê, trước tình trạng ô nhiễm, UBND thị xã đã đề nghị Nhà máy thủy điện An Khê Kanak mở van đáy, tăng lưu lượng dòng xả để đẩy tạp chất trên sông Ba về hạ nguồn, rửa sạch lòng sông để người dân được sử dụng nước sạch.

Đang khắc phục để hạn chế ô nhiễm

Ông Lê Đình Vũ - giám đốc Công ty chăn nuôi Gia Lai (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), đơn vị làm chủ trại bò tại xã Thành An, thị xã An Khê - thừa nhận tình trạng ô nhiễm tại thị xã An Khê hiện nay có một phần nguyên nhân từ trang trại của đơn vị mình.

Theo ông Vũ, trại bò nói trên có quy mô hàng ngàn con, bố trí trên tổng diện tích 10ha. Sau khi chính quyền và người dân lên tiếng về tình trạng ô nhiễm, Công ty chăn nuôi Gia Lai đã thuê một đơn vị tư vấn chuyên về môi trường để khảo sát, đánh giá và đưa ra biện pháp chấm dứt tình trạng chất thải từ trong trại bò tuồn ra ngoài.

“Hiện nay chúng tôi đang khẩn trương khắc phục để hạn chế ô nhiễm môi trường, trước tháng 12 sẽ không còn tình trạng nước thải tràn ra ngoài nữa” - ông Vũ nói.

Nguồn: TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gia Lai: Đề nghị thủy điện xả nước đẩy lui ô nhiễm trại bò

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI