Môi trường » Chất thải
Dự án xử lý nix thải: Dư luận nghi ngờ tính khả thi !
(14:27:11 PM 10/10/2011)Quy trình ngược
Năm 2008, dự án xử lý nix thải được cấp phép. Thời điểm này, dự án đưa ra công nghệ hoàn nguyên. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CPKS-LK Hà Nội, nhà máy xử lý chất thải nix sử dụng công nghệ hoàn nguyên, một công nghệ phổ biến trên thế giới nhưng chưa được ứng dụng để xử lý chất thải nix. Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, công ty đã nghiên cứu thử nghiệm thành công công nghệ này để xử lý chất thải nix. Bộ Tài nguyên - Môi trường đã kiểm tra, đánh giá, công nhận và đồng ý cho triển khai ứng dụng. Dây chuyền công nghệ được nhập từ Trung Quốc và được cải tiến phù hợp với nhu cầu xử lý chất thải nix...
Người dân không dám uống nước giếng vì núi nix ở ngay bên cạnh. |
Theo quy định, những dự án sử dụng công nghệ xử lý chất thải nix, nhất thiết phải có cơ quan chức năng thẩm định. Tuy nhiên, dự án xử lý nix thải đã bỏ qua khâu này. Được biết, cho đến thời điểm này, cơ quan thẩm định, giám định công nghệ (Bộ KH-CN), cũng như Sở KH-CN Khánh Hòa đều chưa thẩm định công nghệ của dự án.
Như vậy, dự án xử lý nix đã được cấp phép xây dựng khi chưa thẩm định là sai nguyên tắc. Còn nay, nếu đã cấp phép rồi mới hỏi ý kiến cơ quan thẩm định là ngược quy trình. Hơn thế, dự án xử lý nix thải được cấp phép cách đây 4 năm, ban đầu dự án được coi là khả thi vì đã có thẩm định của một đơn vị, cụ thể là Công ty Bách Khoa.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Sinh Trường, Giám đốc Công ty Bách Khoa (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - đơn vị thẩm định công nghệ xử lý nix thải theo yêu cầu của Công ty CPKS-LK Hà Nội) cho biết: “Hồ sơ thẩm định công nghệ xử lý nix thải này được chủ dự án gửi cách đây mấy năm rồi, nhưng đầu năm nay (2011), chúng tôi mới tiến hành giám định. Theo tôi, công nghệ này có thể chấp nhận được, vì đã có một số công trình làm thử ở Côn Minh (Trung Quốc)...”.
Dư luận hoài nghi
Vấn đề xử lý nix thải (khoảng 1 triệu tấn do Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin thải ra) đang là mối quan tâm không chỉ của Khánh Hòa. Tuy nhiên, 4 năm trôi qua, dự án vẫn trùm mền, khiến người ta nghi ngờ tính khả thi của nó. Câu hỏi là: vì sao dự án được phê duyệt dễ dàng, nhưng không triển khai được? Phải chăng mục đích của dự án này chỉ nhằm vay vốn ưu đãi từ ngân hàng, hay để trấn an dư luận trước áp lực xử lý đống nix thải khổng lồ bị lên án kịch liệt cả chục năm qua?
Bình luận về tính khả thi của dự án xử lý nix thải, PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường phân tích: Về lý thuyết, dự án có thể làm được, nhưng với số vốn 1.500 tỷ đồng đầu tư chỉ để xử lý gần 1 triệu tấn nix hiện có. Rồi sau đó, nhà máy lấy gì hoạt động? Cách tốt nhất để xử lý nix thải là đổ thành từng khối bê tông, sau đó đem sử dụng làm kè chắn sóng. Vì hiện nay sạt lở bờ biển, bờ sông đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
4 năm nay, dự án vẫn “trùm mền”, và cách triển khai dự án càng khiến dư luận hoài nghi. Nếu dự án được vay vốn ưu đãi sau khi có thẩm định, ai dám chắc sẽ thành công khi công nghệ lần đầu tiên được thử nghiệm. Và số tiền (nếu được vay) khoảng 1.000 tỷ đồng từ một ngân hàng đổ vào dự án liệu có thu hồi được?
Văn Ngọc
(SGGP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
- Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường nói việc xử lý rác thải khi F0 "bùng nổ"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…