Môi trường » Chất thải
Cần xử lý triệt để chất thải nguy hại ở Vĩnh Phúc
(21:26:16 PM 22/04/2012)Cần xử lý triệt để chất thải nguy hại ở Vĩnh Phúc- Ảnh minh họa
Đến thời điểm này, một số địa phương từng là "điểm nóng" về đổ chất thải trái phép, đã cơ bản chấm dứt. Có được điều này phải kể đến vai trò của Nhà máy xử lý chất thải nằm trên địa bàn tỉnh hoạt động đều đặn và hiệu quả, thường xuyên phối hợp chặt với các nhà máy, doanh nghiệp có lượng chất thải lớn trên địa bàn để hợp đồng xử lý.
Năm 2009, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn Công ty TNHH Môi trường công nghiệp xanh tham gia đầu tư Dự án Trung tâm tái chế phế thải và xử lý chất thải tại thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên. Sau một thời gian đầu tư xây dựng, đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang đi vào hoạt động. Đây là Trung tâm tái chế phế thải và xử lý chất thải công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng và đầu tư công nghệ tiên tiến. Với công suất xử lý rác thải trong giai đoạn 1 khoảng 1 tấn/giờ, mỗi ngày Trung tâm sẽ xử lý từ 20 - 30 tấn. Ngoài ra, ở đây còn có hệ thống xử lý nước thải với công suất khoảng 5 tấn/giờ.
Chị Trần Hương Lan, kỹ sư môi trường của Trung tâm cho hay: Rác thải công nghiệp trước khi thu gom và vận chuyển về Trung tâm đã được phân loại sơ bộ tại xưởng sản xuất. Tại Trung tâm có kho chứa được chia làm nhiều khoang, ở đây rác thải sẽ được công nhân tiến hành phân loại kỹ hơn một lần nữa, rồi đưa vào từng khoang chứa theo nhóm chất thải mà Trung tâm quy định. Các máy nạp rác sẽ đưa rác thải vào lò, xử lý ở nhiệt độ trên 1.000 độ C để nóng chảy. Tại hệ thống lò đốt có hệ thống tách bụi, giải nhiệt bằng hệ thống quạt thông gió công suất lớn, bằng nước. Khói và các tạp khí của chất thải được thu gom rồi cho đi qua bể rửa bằng nước và làm mát, vì thế lượng khí thải, khói thải để thải ra môi trường gần như được xử lý triệt để.
Lượng nước dùng cho xử lý các chất thải và làm mát ở Trung tâm rất ít và hoạt động theo tuần hoàn, do đó không có nước thải để thải ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm. Những chất thải là cao su, dầu, mỡ, vải vệ sinh máy...được tận dụng triệt để làm chất đốt khởi động lò cũng như nâng cao hiệu quả của lò, điều này càng tiết kiệm được nhiên liệu cần thiết như xăng, dầu, ga để khởi động lò đốt ban đầu. Sau khi thực hiện xong những mẻ đốt, ca xử lý thì các chất thải chỉ còn lại là rất ít và được phân loại: Đối với kim loại thì được thu gom để bán cho các cơ sở đúc, cán kim loại; xỉ than đã được xử lý sẽ đưa về kho chứa và được tận dụng đóng thành gạch để xây dựng; một số chất thải khác tận dụng làm phân bón cho cây trồng...
Kỹ sư trẻ Hương Lan thổ lộ: Doanh nghiệp chúng tôi đã thực sự thành công khi làm nghề tái chế phế thải và xử lý chất thải. "Xử lý chất thải công nghiệp mà không tốt là "làm xiếc" với môi trường, với dân cư địa phương. Không trước thì sau doanh nghiệp cũng bị phát hiện và khó tồn tại" - Kỹ sư Lan khẳng định.
Ông Đỗ Viết Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm tái chế phế thải cho biết: Giai đoạn 2 của dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012 nâng công suất lên gấp đôi so với giai đoạn 1 hiện có. Trung tâm đi vào hoạt động sẽ cơ bản giải quyết được vấn đề tồn đọng rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, tình trạng đổ rác thải trái phép tràn lan ra đồi, núi, bãi đất trống ven đô thị, ao, hồ, kênh mương...
Mỗi năm các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh thải hàng ngàn tấn chất thải nguy hại. Điển hình là Công ty Honda, Công ty Toyota, Công ty Phanh Nissin, Nhà máy Pin-Cao su, Công ty Xuân Hòa, Công ty Cao su Inuoe. Trước đây, phần lớn lượng chất thải tại các cơ sở công nghiệp được lưu trữ trong kho chờ xử lý thì nay đã được giải quyết, không còn tồn đọng bởi có nhà máy xử lý.
Với 22 làng nghề nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động, mỗi năm Vĩnh Phúc còn có hàng trăm tấn chất thải nguy hại (chủ yếu là các hoá chất, bã đất đèn, cặn dầu mỡ, mảnh vụn kim loại nhiễm bẩn, bông vải nhiễm hoá chất) thải thẳng ra môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó còn có một khối lượng không nhỏ các chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc thú y còn tồn dư và các loại bao bì không được thu gom. Số lượng thuốc quá hạn sử dụng cũng không được thu gom xử lý và một lượng lớn chất thải của hàng chục bệnh viện...chưa được xử lý theo các yêu cầu vệ sinh môi trường gây tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Mong muốn của giới chuyên môn, đặc biệt là đông đảo người dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng, bị tác động là được tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư và xử lý hiệu quả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…