»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:22:28 PM (GMT+7)

Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên - Bom nguyên tử môi trường

(00:08:32 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Dự án khai thác và chế biến bôxit Tây Nguyên được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 11/2007. Đã có các nhà chuyên môn lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và xã hội. Và những quan điểm trái ngược đã bùng nổ gay gắt tại hội thảo khoa học tổ chức ngày 22 – 23/10 tại Gia Nghĩa – Đắk Nông

Dự án khai thác và chế biến bôxit Tây Nguyên được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 11/2007. Đã có các nhà chuyên môn lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và xã hội. Và những quan điểm trái ngược đã bùng nổ gay gắt tại hội thảo khoa học tổ chức ngày 22 – 23/10 tại Gia Nghĩa – Đắk Nông

 

Với vốn đầu tư rất lớn – từ 172 đến 227 tỉ USD – dự án của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) khai thác quặng bôxit để chế biến thành alumin và luyện nhôm vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng.

 

Với trữ lượng tiềm năng đứng hàng thứ sáu thế giới, Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành một cường quốc nhôm của thế giới, biến vùng đất Tây Nguyên và Nam Trung bộ thành một chuỗi thành phố công nghiệp hiện đại từ Đăk Nông qua Lâm Đồng, kéo xuống tận Bình Thuận.

 

Giấc mơ cường quốc nhôm…

 

Bức tranh ấy lại được ông Nguyễn Thanh Liêm – trưởng ban nhôm của TKV vẽ ra ở hội thảo. TKV ấp ủ 10 dự án lớn để khai thác bôxit và chế biến alumin trải dài từ Bảo Lâm – Di Linh (Lâm Đồng), sang Đắk Nông, xuống Bình Phước, xây dựng nhà máy điện phân nhôm, làm tuyến đường sắt Tây Nguyên – Bình Thuận và xây dựng cả một cảng ở Bình Thuận để xuất khẩu nhôm Việt Nam đi khắp thế giới.

 

Trong 10 dự án lớn, chỉ riêng tỉnh Đắk Nông tập trung bốn dự án lớn vì khu vực này có trữ lượng bôxit chiếm tới 60% tổng trữ lượng quốc gia. TKV đang triển khai đầu tư hai tổ hợp bôxit – alumin đầu tiên với công suất 1,2 triệu tấn/năm ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Đắk Rlấp (Đắk Nông).

 

Được biết, nhà thầu của cả hai dự án này là những tập đoàn của Trung Quốc. Cả tập đoàn Alcoa (Mỹ), BHP Billiton (Úc), Russal (Nga), Chalco và tập đoàn Khoáng sản kim loại màu Vân Nam (Trung Quốc) cũng đầu tư vào các dự án của TKV.

 

Hay thảm hoạ bùn đỏ?

 

TS Nguyễn Thanh Sơn lại vẽ ra một bức tranh hoàn toàn trái ngược. Là giám đốc công ty năng lượng Sông Hồng trực thuộc TKV nhưng chính ông là người phản biện mọi viễn cảnh tươi sáng mà TKV đưa ra.

 

Theo TS Sơn, quy hoạch bôxit Tây Nguyên của Việt Nam là “một sai lầm chiến lược” vì “quá nhiều rủi ro không quản lý được, và quá nhiều bất cập không tính đến”. Ông cho biết đây là quy hoạch đầu tiên do chính TKV tự làm lấy trong khi chưa hề có kinh nghiệm và thử nghiệm.

 

TS Sơn kiến nghị dừng ngay mọi dự án bôxit đang triển khai vì mọi dự án đều chiếm dụng diện tích đất lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp và tạo ra rất ít việc làm tại địa phương. Nguy cơ mà ông nhấn mạnh là những hiểm hoạ về sinh thái khi xây dựng ngay trên Tây Nguyên những hồ chứa chất thải bùn đỏ (red mud) sinh ra trong chế biến quặng bôxit.

 

Bùn đỏ là dạng chất thải không thể hoà tan, không biến chất, và tồn tại mãi mãi. TS Sơn khẳng định chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) xử lý được bùn đỏ một cách hiệu quả.

 

Phương án xây dựng những hồ chứa và đập chắn để giữ một khối lượng lớn bùn đỏ trên Tây Nguyên chính là “một quả bom nguyên tử môi trường” – lời TS Sơn – khi bùn đỏ xâm nhập các mạch nước ngầm, tràn theo mưa lũ xuống đầu nguồn sông Đồng Nai, và tai hoạ hơn nữa là vỡ đập chắn.

 

Hội thảo này có cả sự tham gia của những nhà khoa học xã hội. Nhóm nghiên cứu đại học Tây Nguyên trình bày những quan sát thực tế về tác động xã hội cụ thể của dự án mỏ bôxit Nhân Cơ ngay tại Đăk Nông đối với đồng bào dân tộc Mnông.

 

TS Đào Trọng Hưng, viện Khoa học công nghệ Việt Nam nhắc lại các bài học kinh nghiệm về tái định cư. Thực tế cho thấy đồng bào dân tộc bản địa không thấy hào hứng mà trái lại, đầy lo âu, trước viễn cảnh bôxit.

 

“Chưa khám bệnh đã cầm dao kéo”

 

TKV cũng đưa ra một chiến lược kinh doanh bền vững công nghiệp nhôm. Thế nhưng đó chỉ là những định hướng chung chung về phát triển kinh doanh và kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, cùng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

 

Đại diện của tập đoàn đầu tư BHP Billiton cũng trình bày các giải pháp bảo vệ môi trường của mình. Nhưng các nhà khoa học Việt Nam không bị thuyết phục khi chất vấn BHP Billiton về các công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là bùn đỏ.

 

Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến vấn đề môi trường của dự án chứ không quan tâm đến vấn đề sinh thái toàn vùng, và chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của dự án chứ không quan tâm đến hiệu quả kinh tế của cả quốc gia.

 

TS Sơn trong phiên thảo luận cuối cùng đã tỏ ra giận dữ khi những cảnh báo không được tiếp nhận đúng tinh thần khoa học. Nhiều đại biểu đồng quan điểm rằng TKV chưa khảo sát tường tận về những nguy cơ tiềm ẩn. Việc TKV triển khai các dự án bôxit – như lời một đại diện của văn phòng Phát triển bền vững thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư tuyên bố trước cử toạ – chẳng khác gì “chưa khám bệnh đã cầm dao kéo”.

 

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên - Bom nguyên tử môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI