Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Dự án khai thác và chế biến bôxit Tây Nguyên được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 11/2007. Đã có các nhà chuyên môn lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và xã hội. Và những quan điểm trái ngược đã bùng nổ gay gắt tại hội thảo khoa học tổ chức ngày 22 – 23/10 tại Gia Nghĩa – Đắk Nông
Với vốn đầu tư rất lớn – từ 172 đến 227 tỉ USD – dự án của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) khai thác quặng bôxit để chế biến thành alumin và luyện nhôm vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng.
Với trữ lượng tiềm năng đứng hàng thứ sáu thế giới, Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành một cường quốc nhôm của thế giới, biến vùng đất Tây Nguyên và Nam Trung bộ thành một chuỗi thành phố công nghiệp hiện đại từ Đăk Nông qua Lâm Đồng, kéo xuống tận Bình Thuận.
Giấc mơ cường quốc nhôm…
Bức tranh ấy lại được ông Nguyễn Thanh Liêm – trưởng ban nhôm của TKV vẽ ra ở hội thảo. TKV ấp ủ 10 dự án lớn để khai thác bôxit và chế biến alumin trải dài từ Bảo Lâm – Di Linh (Lâm Đồng), sang Đắk Nông, xuống Bình Phước, xây dựng nhà máy điện phân nhôm, làm tuyến đường sắt Tây Nguyên – Bình Thuận và xây dựng cả một cảng ở Bình Thuận để xuất khẩu nhôm Việt Nam đi khắp thế giới.
Trong 10 dự án lớn, chỉ riêng tỉnh Đắk Nông tập trung bốn dự án lớn vì khu vực này có trữ lượng bôxit chiếm tới 60% tổng trữ lượng quốc gia. TKV đang triển khai đầu tư hai tổ hợp bôxit – alumin đầu tiên với công suất 1,2 triệu tấn/năm ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Đắk Rlấp (Đắk Nông).
Được biết, nhà thầu của cả hai dự án này là những tập đoàn của Trung Quốc. Cả tập đoàn Alcoa (Mỹ), BHP Billiton (Úc), Russal (Nga), Chalco và tập đoàn Khoáng sản kim loại màu Vân
Hay thảm hoạ bùn đỏ?
TS Nguyễn Thanh Sơn lại vẽ ra một bức tranh hoàn toàn trái ngược. Là giám đốc công ty năng lượng Sông Hồng trực thuộc TKV nhưng chính ông là người phản biện mọi viễn cảnh tươi sáng mà TKV đưa ra.
Theo TS Sơn, quy hoạch bôxit Tây Nguyên của Việt Nam là “một sai lầm chiến lược” vì “quá nhiều rủi ro không quản lý được, và quá nhiều bất cập không tính đến”. Ông cho biết đây là quy hoạch đầu tiên do chính TKV tự làm lấy trong khi chưa hề có kinh nghiệm và thử nghiệm.
TS Sơn kiến nghị dừng ngay mọi dự án bôxit đang triển khai vì mọi dự án đều chiếm dụng diện tích đất lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp và tạo ra rất ít việc làm tại địa phương. Nguy cơ mà ông nhấn mạnh là những hiểm hoạ về sinh thái khi xây dựng ngay trên Tây Nguyên những hồ chứa chất thải bùn đỏ (red mud) sinh ra trong chế biến quặng bôxit.
Bùn đỏ là dạng chất thải không thể hoà tan, không biến chất, và tồn tại mãi mãi. TS Sơn khẳng định chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) xử lý được bùn đỏ một cách hiệu quả.
Phương án xây dựng những hồ chứa và đập chắn để giữ một khối lượng lớn bùn đỏ trên Tây Nguyên chính là “một quả bom nguyên tử môi trường” – lời TS Sơn – khi bùn đỏ xâm nhập các mạch nước ngầm, tràn theo mưa lũ xuống đầu nguồn sông Đồng Nai, và tai hoạ hơn nữa là vỡ đập chắn.
Hội thảo này có cả sự tham gia của những nhà khoa học xã hội. Nhóm nghiên cứu đại học Tây Nguyên trình bày những quan sát thực tế về tác động xã hội cụ thể của dự án mỏ bôxit Nhân Cơ ngay tại Đăk Nông đối với đồng bào dân tộc Mnông.
TS Đào Trọng Hưng, viện Khoa học công nghệ Việt
“Chưa khám bệnh đã cầm dao kéo”
TKV cũng đưa ra một chiến lược kinh doanh bền vững công nghiệp nhôm. Thế nhưng đó chỉ là những định hướng chung chung về phát triển kinh doanh và kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, cùng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đại diện của tập đoàn đầu tư BHP Billiton cũng trình bày các giải pháp bảo vệ môi trường của mình. Nhưng các nhà khoa học Việt
Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến vấn đề môi trường của dự án chứ không quan tâm đến vấn đề sinh thái toàn vùng, và chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của dự án chứ không quan tâm đến hiệu quả kinh tế của cả quốc gia.
TS Sơn trong phiên thảo luận cuối cùng đã tỏ ra giận dữ khi những cảnh báo không được tiếp nhận đúng tinh thần khoa học. Nhiều đại biểu đồng quan điểm rằng TKV chưa khảo sát tường tận về những nguy cơ tiềm ẩn. Việc TKV triển khai các dự án bôxit – như lời một đại diện của văn phòng Phát triển bền vững thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư tuyên bố trước cử toạ – chẳng khác gì “chưa khám bệnh đã cầm dao kéo”.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)