Môi trường » Bảo vệ môi trường
Ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường ở bãi biển
(09:16:59 AM 06/07/2015)Những ngày hè nóng nực vừa qua, tôi cùng nhóm bạn nhân mấy ngày nghỉ cuối tuần đã phóng xe máy đi Đồ Sơn (Hải Phòng) để nghỉ ngơi và tắm biển.
Vì nền nhiệt độ ban ngày là quá cao, nên không chỉ dân ở Hải Phòng, mà khách từ Hà Nội hay một số tỉnh thành lân cận đổ về đây nghỉ dưỡng và tắm biển rất đông. Ngay cả thời khắc buổi tối, các bãi tắm vẫn luôn chật cứng người.
Trong vài ngày lưu lại nơi đây, có một vấn đề mà tôi thấy hơi buồn, đó là tình trạng rất nhiều người không có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống, khi quăng vứt rác bừa bãi khắp đây, đó, từ trên đường đi dạo cho tới tận bãi tắm ven sóng nước. Khắp thị trấn ven biển xinh đẹp này đâu đâu cũng có khá nhiều thùng rác được đặt rải đều, khá hợp lý ở các địa điểm, vậy mà không hiểu sao người ta vẫn vô ý xả rác một cách bừa bãi, vô tội vạ (?!).
Có nhiều khách vô ý đến mức, sau khi họ ăn uống xong, mặc dù thùng rác chỉ cách chỗ ngồi có mấy bước chân vậy mà họ cũng không gom lại những vỏ bánh, vỏ lon, vỏ trái cây... để mang tới thùng rác để bỏ vào.
Mấy bữa tôi tắm dưới bãi biển, các hàng quán còn mang cả đồ ăn, đồ uống ra tận sát mép nước phục vụ, nếu khách tắm có nhu cầu. Những bàn ăn nhậu được dọn, kê ngay tại bãi cát. Không hiểu các chủ quán hàng có nhắc nhở khách về việc phải bỏ gọn rác thải để thu gom lại không? nhưng qua quan sát tôi thấy có khá nhiều khách họ ăn uống và họ tiện tay vứt luôn rác ra bãi cát dưới chân.
Nếu là các thứ rác bình thường còn đỡ, đằng này đây là một loại rác “đặc biệt” thải ra từ hải sản là: cua, ghẹ, tôm, cá... nên việc chúng bị lẩn quất trong cát tạo nên mùi hôi thối là điều chắc chắn. Chưa kể, những loại rác “đặc biệt” ấy cũng rất có thể gây tai nạn cho khách tắm biển, khi người đi tắm biển đi chân trần và có thể dẫm phải bất cứ lúc nào...
Vẫn biết rằng có những chủ quán hàng cũng nhắc nhở khách, cũng thu gom rác sau khi khách ăn uống xong..., nhưng thực trạng để hàng quán mang cả đồ ăn, uống ra bãi tắm phục vụ khách như vậy ở bãi biển cũng cần được chính quyền thị trấn ngăn cấm. Bởi xét một cách sâu xa thì, nếu không có việc ăn uống ngay trên bãi cát của các khu tắm biển như vậy thì ít nhiều cũng hạn chế được một lượng rác đáng kể mà người ta xả ra ở đây.
Thực ra chuyện người ta xả rác vô ý thức như thế không chỉ có ở biển Đồ Sơn, mà trong dịp hè vừa qua tới với biển Sầm Sơn (Thanh Hóa); Thiên Cầm (Hà Tĩnh)..., tôi cũng chứng kiến thực trạng tương tự như vậy. Dường như thói quen xả rác bừa bãi và vô ý thức từ lâu đã là “bản tính” rất xấu của nhiều người Việt ta (không nói là tất cả). Bao giờ các bãi biển, các khu du lịch trở nên tinh tươm sạch sẽ không còn cảnh vương vãi đầy rác thải, có lẽ đó là câu hỏi đang chờ mỗi người dân cần phải “nâng tầm” ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống..
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.