Môi trường » Bảo vệ môi trường
Đặng Huỳnh Mai Anh đoạt giải thưởng môi trường toàn cầu
(17:18:37 PM 09/11/2012)Mai Anh hiện là SV ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM, tác giả dự án “Cẩm nang xanh cho bà nội trợ” (cuốn cẩm nang về bí quyết tiết kiệm điện, nước, gas, làm sản phẩm tái chế...). Đây là lần thứ hai đại sứ môi trường Bayer Việt Nam đoạt giải thưởng này (lần đầu vào năm 2010 với đại sứ Nguyễn Thị Thanh Thảo - khi ấy là sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM, tác giả dự án "Lồng ghép giáo dục kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường vào bài tập toán ngoại khóa cho học sinh tiểu học").
Hai đại sứ còn lại đoạt giải thưởng năm nay đều là nữ: Mwanyuma Hope Mugambi - đại sứ môi trường Bayer Kenya với dự án “Tái chế túi nhựa”, Adriana Maria Villalobos Delgado - đại sứ môi trường Bayer Costa Rica với dự án “Chitosan nanogels” (chiết xuất chất chitosan từ vỏ tôm để bào chế thuốc).
Phần thưởng đồng hạng cho ba người chiến thắng gồm giấy chứng nhận, kỷ niệm chương, sự hỗ trợ nhiều mặt của Bayer và 1.000 euro (khoảng 27 triệu đồng) để triển khai dự án tại địa phương. Giải thưởng là một nội dung quan trọng của chuyến du khảo sinh thái tại Leverkusen, Đức (từ ngày 3-11 đến ngày 9-11, dành cho 50 đại sứ đến từ 19 nước), do Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tập đoàn Bayer phối hợp tổ chức.
Phóng viên có phần ghi nhanh với ba đại sứ đoạt Giải thưởng lãnh đạo môi trường trẻ tuổi Bayer toàn cầu.
* Đặng Huỳnh Mai Anh - 20 tuổi - đại sứ môi trường Bayer Việt Nam: “Bảo vệ môi trường không là chuyện của riêng người trẻ”
Tôi sẽ dùng số tiền thưởng 1.000 euro để học thiết kế vì tôi mong muốn cải tiến hình thức và nội dung cuốn “Cẩm nang xanh cho bà nội trợ” sao cho hấp dẫn hơn. Tôi nghĩ rằng nếu thuê người thiết kế thì sẽ không thật sự bền vững, thiếu tính chủ động.
Cuốn cẩm nang được xây dựng trên phương châm: “Hãy mang tình yêu đến tất cả người nội trợ trên thế giới”. Trao tặng người phụ nữ của bạn cuốn cẩm nang này là một cách để bày tỏ tình yêu đó. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục phát tặng cuốn cẩm nang ở các khu dân cư ở TP.HCM, tiếp thu phản hồi của người đọc, thực hiện ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Tôi cũng rất mong muốn chia sẻ định nghĩa của tôi về người nội trợ: đó là người làm công việc nhà nói chung chứ không chỉ là những người mẹ, người vợ. Vậy nên, tôi mong cuốn cẩm nang sẽ hữu ích cho mọi người và những bạn trẻ sẽ là cầu nối để đưa cuốn cẩm nang này đến với mẹ hay những người phụ nữ của mình nói chung.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người chứ không chỉ của riêng người trẻ. Tôi mong rằng trong thời gian tới, sẽ có nhiều dự án môi trường hướng đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.
* Adriana Maria Villalobos Delgado - 20 tuổi - đại sứ môi trường Bayer Costa Rica: “Hành động vì trách nhiệm với thế hệ sau”
Tôi thực hiện dự án “Chitosan nanogels” (chiết xuất chất chitosan từ vỏ tôm để bào chế thuốc) với sự hướng dẫn của ba giảng viên của trường đại học nơi tôi đang theo học ngành hóa học. Tôi sẽ dùng giải thưởng đầu tư cho việc nghiên cứu. Tôi chọn vỏ tôm để nghiên cứu vì tôm có rất nhiều ở đất nước tôi. Trong tương lai gần, tôi mong có thể phát triển và thương mại hóa sản phẩm từ dự án.
Việc bảo vệ môi trường không còn là chuyện xa vời khi môi trường đang ngày càng tệ đi trước mắt mỗi người. Cũng vì vậy mà mỗi cá nhân phải có hành động ngay từ những việc đơn giản, cụ thể nhất để còn trao lại cho thế hệ sau một bức tranh môi trường không quá u ám.
* Mwanyuma Hope Mugambi - 23 tuổi - đại sứ môi trường Bayer Kenya: “Dù ở xuất phát điểm nào, xin đừng quên nghĩ về kinh tế xanh”
Trong bảy tháng qua, tôi gắn bó với dự án “Tái chế túi nhựa” bằng các hoạt động như đi nhặt túi nhựa ở các bãi rác, thùng rác rồi về giặt sạch, cắt và bện thành sợi rồi đan hoặc móc để tạo ra túi xách, thảm chùi chân, tấm lót bình hoa…
Tôi mang các sản phẩm này ra chợ bán với giá dao động 3 - 5 euro (1 euro khoảng 27.000 đồng) và nhận thấy khách du lịch khá ưa chuộng. Tiền thu được sẽ dùng làm chi phí để dạy các bạn trẻ ở thành phố Mombasa (Kenya) làm các sản phẩm tương tự. Mong muốn lớn nhất của tôi là có thể chia sẻ cách làm các sản phẩm này và những thông điệp môi trường cụ thể đến tất cả người dân của đất nước mình.
Gia đình rất ủng hộ tôi thực hiện dự án này. Tôi chưa bao giờ thấy xấu hổ khi đi nhặt rác sau giờ học vì luôn nghĩ đó là công việc có ích. Tái chế rác thành các sản phẩm hữu ích và mang lại lợi nhuận là cách tôi gửi đi thông điệp: dù ở xuất phát điểm nào, xin đừng quên nghĩ về kinh tế xanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.