Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Lộ ảnh thành viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười trước căn nhà sập ở Nepal
(14:47:51 PM 03/05/2015)>>"Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"
Bức ảnh thành viên của Hội chữ thập đỏ tươi cười chỉ tay vào đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal.
Những ngày qua, thông tin đoàn công tác của Hội chữ thập đỏ Việt Nam trở về nước an toàn sau thảm họa động đất ở Nepal đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.
Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ sang Nepal từ ngày 19/4 và sự trùng hợp đã xảy ra, một trận động đất kinh hoàng đã biến đất nước Nepal thành đống đổ nát. Đoàn công tác đã bị kẹt lại ở Nepal, đến trưa 28/4, 10 người trong đoàn mới về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) an toàn.
Trong lúc dư luận còn đang bức xúc vì cho rằng Đoàn Chữ thập đỏ đã "tháo chạy", không ở lại thực hiện công tác cứu trợ cùng người dân Nepal thì vào sáng 2/5, một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội khiến các thành viên trong đoàn một lần nữa hứng chịu chỉ trích. Bức ảnh ghi lại cảnh một thành viên tươi cười chỉ tay vào một ngôi nhà bị đổ sập sau trận động đất ở Nepal. Dư luận cho rằng trong bối cảnh đổ nát và đau thương của trận động đất, thì đó là một nụ cười không hề phù hợp.
Trước đó, anh Nguyễn Xuân Duy (43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam) cũng cho biết, các anh là đoàn công tác nhà nước, đi theo chương trình hỗ trợ trao đổi công tác của Hội chữ thập đỏ Nauy và Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô và không được trang bị những kỹ năng cũng như kiến thức về ngôn ngữ bản địa. Do không hiểu ngôn ngữ và tình hình địa bàn nên Hội chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại.
Đoàn chữ thập đỏ Việt Nam 24h sau khi xảy ra trận động đất.
Tối ngày 2/5, chúng tôi đề cập đến bức ảnh đang khiến dư luận tranh cãi, anh Xuân Duy cũng thẳng thắn chia sẻ: "Người phụ nữ trong bức ảnh trên là chị Nguyễn L. H. - một thành viên trong đoàn. Sau khi rời khỏi khách sạn vì trận động đất, đoàn chúng tôi chia thành hai nhóm đi vòng quanh khu vực này để chụp ảnh tư liệu. Anh K., chị H. và những người khác đi một hướng, tôi và những người còn lại đi một hướng. Sau khi tập trung lại, tôi tổng hợp hết những ảnh tư liệu mà mọi người chụp được vào một folder riêng.
Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao.
Tuy nhiên, tôi khẳng định, chúng tôi không chụp ảnh "tự sướng" trên nỗi đau của người khác như một số ý kiến chỉ trích của cư dân mạng những ngày qua. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại tất cả ảnh tư liệu trong trận động đất này. Khi về đến sân bay, toàn bộ hình ảnh trong thư mục chúng tôi cung cấp cho một số anh chị em phóng viên, báo đài, nhưng không hiểu sao bức ảnh này lại bị lọt ra ngoài và được đăng trên một diễn đàn vào lúc 8h45 tối 1/5".
Anh Duy cũng cho biết, mấy ngày qua anh vẫn chưa hồi phục sau chuyến đi. "Vừa thoát nạn trở về, lại tiếp tục bị lên án, chỉ trích, chúng tôi cũng căng thẳng vì những lời bình luận không thân thiện. Mọi người bình luận và suy diễn khá nhiều, phán xét theo cảm tính chủ quan mà không hiểu rằng, ngồi nhìn trên máy tính rất khác so với hiện thực", anh Duy chia sẻ.
Anh cũng cho biết, việc chị H. có hành vi không phù hợp khi mỉm cười chụp ảnh, anh cũng không ủng hộ nhưng anh mong mọi người bỏ qua vì chị H. thực sự là người có bản chất tốt và không hề có suy nghĩ cười trên nỗi đau của người dân Nepal. Có thể lúc đó chỉ là khoảnh khắc sơ suất. "Thật sự lúc ấy mọi người rất sợ hãi, cố gắng động viên nhau, thỉnh thoảng trêu chọc nhau một chút cho bớt căng thẳng. Trong lúc chụp hình, có thể có một vài giây nét mặt không phù hợp lọt vào camera. Chị H. không phải là người có thể vui trước nỗi đau và mất mát của người khác thế đâu", anh Duy giải thích.
Trên một số diễn đàn, anh cũng tham gia vào chủ đề này để đưa ra thông tin chính xác và mong mọi người ngừng chỉ trích khi chưa hiểu kín kẽ mọi chuyện. Anh cho biết, khu vực gần xung quanh khách sạn Utse nơi đoàn công tác ở lại thì không thấy khu nhà nào sập. Lúc đó, họ hoàn toàn không có thông tin về thiệt hại động đất trong 24h đầu tiên bởi họ đang ở khách sạn và được yêu cầu không ra ngoài để đảm bảo an toàn, chỉ nghe chủ khách sạn cho biết có nhà sập và người chết, nhưng không biết cụ thể là chỗ nào.
"Thật sự chúng tôi không biết trận động đất lớn và thiệt hại như vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi mới ra ngoài xa xa một chút để xem tình hình như thế nào. Nhóm của K. và H. đi thì thấy một số nhà sập nhưng không thấy người cứu hộ nên họ đã chụp ảnh tư liệu lại, còn nhóm tôi đi vào Dubar square, thấy cảnh sát và đội ứng phó chuyên nghiệp đặt hàng rào bao quanh các chỗ nhà sập để đào bới, có rất đông người Nepal đứng ngoài xem, nhưng không ai được vào khu này", anh Duy giải thích.
Được biết, Đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và Hội chữ thập đỏ Nauy, toàn bộ ngân sách do Hội chữ thập đỏ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.
Trao đổi với chúng tôi, anh Duy cũng thể hiện sự mệt mỏi khi nhiều ngày qua liên tục nhận những lời chỉ trích. "Trên một diễn đàn, các thành viên còn cho biết đã viết thư yêu cầu chính phủ Nauy cắt viện trợ cho Hội chữ thập đỏ Việt Nam, không hiểu người ta muốn mọi chuyện sẽ đi về đâu. Người Nauy coi trọng mạng sống con người, không phải tự nhiên mà người ta hết lòng bảo vệ mạng sống cho Đoàn công tác Việt Nam", anh Duy chia sẻ.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Lộ ảnh thành viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười trước căn nhà sập ở Nepal
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).