»

Thứ bảy, 18/01/2025, 22:56:40 PM (GMT+7)

"Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"

(20:10:09 PM 29/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế nhưng khi gặp động đất lại quay về?!

Đi[-]học[-]kinh[-]nghiệm[-]ứng[-]phó[-]với[-]động[-]đất,[-]gặp[-]động[-]đất[-]thì[-]ta[-]đi[-]về

Đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế nhưng  khi gặp động đất lại quay về! Ảnh minh họa: IE

 

Trưa qua (28/4) đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam mắc kẹt ở Nepal do động đất đã về đến Hà Nội an toàn. Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ dự định về nước hôm 26/4 nhưng bị mắc kẹt lại do trận động đất một ngày trước đó.

 

Đã đành về theo lịch đã định trước, nhưng dư luận không thể không băn khoăn: Hội Chữ thập đỏ VN là một tổ chức mà tính thiện nguyện phải đặt lên hàng đầu, là những người luôn có mặt để trợ giúp người khác khi có thiên tai, thảm họa. Đoàn qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về?

Tại sao không ở lại xắn tay cùng người dân Nepal, giúp đỡ họ và qua đó học thêm kinh nghiệm? Nếu ở lại việc ăn ở có thể gây gánh nặng cho họ thì có thể liên hệ với bên nhà, và bản thân người làm công tác thiện nguyện thì phải biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong sinh hoạt ở vùng thảm họa chứ..

Và nếu không giúp đỡ được người dân Nepal, việc quan sát cách vận hành guồng máy cứu trợ, giúp đỡ người dân của các lực lượng tại Nepal cũng là những bài học trực quan sinh động rất quý giá hơn bất kỳ sự học hỏi nào. Thế vì sao lại không làm? Vì sao lại trở thành những người Việt đầu tiên rời thảm họa khi còn bao nhiêu đồng hương của mình kẹt lại?

Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, với chức năng của Hội chữ thập đỏ, khi mà VN chưa có lãnh sự tại Nepal, 10 nhân viên chữ thập đỏ VN nói trên hoàn toàn có thể trở thành một chiếc cầu nối giúp ngay chính những đồng hương VN của mình còn kẹt lại Nepal kết nối với lãnh sự quán tại Ấn Độ và gia đình và các cơ quan chức năng sở tại.

Trong tai ương ai cũng muốn về. Nhưng là những người có sứ mệnh trợ giúp người hoạn nạn thì không nên trở thành người đầu tiên quay về khi thảm họa xảy ra!.

Nguồn: Đức Hiển (Pháp luật TP.HCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI