Chủ nhật, 19/01/2025, 06:36:28 AM (GMT+7)

5 vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam Tin ảnh

(11:27:30 AM 25/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và các nhà khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng đại ngàn mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới Đông Nam Á, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý. Lẫn quất trong bạt ngàn cây xanh là những sinh vật vừa thân quen vừa mới mẽ… TMT giới thiệu: Top 5 vườn Quốc gia lớn nhất thu hút du khách khám phá do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố

>>10 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất trong nước

>>Top 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam

>>10 Bảo tàng Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan nhất

>>5 thung lũng đẹp và rộng lớn nhất ở Việt Nam

>>5 điểm lạnh tự nhiên hút khách tham quan ở Việt Nam

>>5 chợ nổi trên sông ở Việt Nam thu hút du khách nhất

>>5 Văn miếu cổ đánh dấu nền học vấn lâu đời nhất Việt Nam

>>5 khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng thế giới ở Việt Nam

 

1. Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội)

 

Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) -Ảnh: TL


Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Tản Viên cao 1.296 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120 m.

Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…

 

Năm 1991, Ba Vì được công nhận là Vườn quốc gia Việt Nam.

2. Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình)

 

Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) -Ảnh: TL


Vườn Quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 7 tháng7 năm 1962. Đây là Vườn Quốc gia đầu tiên và cũng là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Vườn có diện tích 22.200ha, nằm trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Trong đó, diện tích Vườn ở huyện Nho Quan, Ninh Bình chiếm hơn 11.000ha. Cúc Phương từ lâu đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước về sự đa dạng chủng loài trong hệ sinh thái rừng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các giá trị văn hóa lịch sử cùng với bản sắc văn hóa dân tộc Mường - cư dân bản địa.

Rừng già nguyên sinh Cúc Phương quả thật rất kỳ thú ở sự đa dạng sinh học với nhiều chủng loại sinh vật, những thân cây già nua hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi, những loài động thực vật đặc hữu hay ở cuộc đấu tranh sinh tồn bền bỉ, kỳ diệu của chúng. Dưới tán rừng đại ngàn rậm rạp, xanh tươi còn ẩn chứa biết bao điều huyền bí, u minh. Những hang động thiên tạo tuyệt đẹp nằm lọt sâu giữa cảnh rừng hoang sơ, kỳ bí: động Phò Mã Giáng, động Sơn Cung, động Vui Xuân… Hang Con Moong, động Người Xưa gắn liền với di tích khai quật khảo cổ học về người tiền sử thuộc nền văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, cách ngày nay từ 12.500 đến 7.000 năm. Thấp thoáng sau bóng cây là bản Mường với những nét văn hóa đặt trưng, quyến rũ…


Năm 1996, Cúc Phương được công nhận là Vườn Quốc gia.


3. Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An)

 

Vườn quốc gia Pù Mát ( Nghệ An) -Ảnh:TL


Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Kiểu rừng đặc trưng nhất là rừng thường xanh trên đất thấp với ưu thế của các cây họ dầu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây có những loài thú đặc hữu Đông Dương: sao la, thỏ sọc Bắc Bộ, vượn đen má trắng, vượn má hung, khỉ mặt đỏ... Ngoài ra còn có các ghi nhận về Mang lớn, Mang Trường Sơn, voọc chà vá chân nâu, hổ, voi, cầy vằn...

Níu chân du khách ngay dưới chân đỉnh Pù Mát là rất nhiều cảnh vật tuyệt đẹp, cùng với di tích lịch sử là bia Ma Nhai, văn bia được khắc vào vòm đá núi, ghi lại chiến công của quan quân nhà Trần trong việc giữ gìn bờ cõi. Chọn cách đi ngược dòng sông Giăng cũng là một hành trình thú vị khi khám phá Pù Mát.


Năm công nhận là VQG: 2001


4. Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)

 

Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) -Ảnh:TL


Vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước. Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác. Đây cũng là nơi hội tụ của vô số loài chim tuyệt đẹp mà người yêu thiên nhiên không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, Cát Tiên còn là địa bàn của vô số loại lan đẹp và quý hiếm...

Du khách đến VQG Cát Tiên ngoài cơ hội hòa mình với thiên nhiên kỷ thú còn được thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc Stiêng và Mạ. Và những ai thích cảm giác phiêu lưu mạo hiểm, sẽ được những người có trách nhiệm ở đây dẫn đi xem thú ngoài tự nhiên vào ban đêm hết sức lý thú.

Năm công nhận là Vườn quốc gia: 1992


5. Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp)

 

Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp)-Ảnh: TL


Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc còn gọi là sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay sếu cổ trụi. Đến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Đến Tràm Chim, du khách sẽ bắt gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông đầy nước. Vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch, đây là nơi cư trú của khoảng 60% quần thể sếu đầu đỏ, đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn.

Năm 1994, Tràm Chim Tam Nông được công nhận là Vườn quốc gia.

TMT giới thiệu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: 5 vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam

  • Tran Thi Xuan Dieu (21:51:20 PM 16/02/2016)Thu vi

    Bài viết giúp ta hiểu thêm về các vườn quốc gia ở đất nước ta.

  • Hoàng Ngọc Nhi Dương (22:21:24 PM 11/04/2017)vuon quo gia

    may qua, ngay mai minh co tiet dia li ma trong bai co cau hoi lien quan den vuon quoc gia. minh vua moi seach google thi co luon. hihi. cam on bac "go" nhe. cong mhan tien loi ghe

Gửi ý kiến bạn đọc về: 5 vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI