Khí hậu
5 điểm lạnh tự nhiên hút khách tham quan ở Việt Nam
(14:45:47 PM 24/09/2014)1. Cao nguyên Sa Pa (Lào Cai)
Cao nguyên Sa Pa (Lào Cai)- Ảnh: TL
Sa Pa là một thị trấn vùng cao, khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình đồi núi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hòa, tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa trở nên huyền ảo, bí ẩn gợi trí tò mò cho du khách. Vẽ lên một phong cảnh thơ mộng, sơn thủy hữu tình.
Những dãy núi cao hùng vĩ, những bản làng nằm nép mình dưới các thung lũng, từng dãy ruộng bậc thang nối đuôi nhau chạy dọc tới chân trời xa. Nằm ở độ cao trung bình khoảng 1600m so với mặt nước biển, Sa Pa được biết đến không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng mà còn bởi sự đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em sống ở trên mảnh đất này.
Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C, nhiệt độ cao nhất mùa hè là 25 độ C, mùa đông có thể dưới 0 độ C và có tuyết rơi. Rất nhiều du khách đến Sa Pa vào mùa lạnh để ngắm tuyết rơi và cảm nhận sự khác biệt của xứ sở nhiệt đới trong cái lạnh của tuyết trắng.
2. Núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) -Ảnh: TL
Cách Hà Nội khoảng 80 km thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là điểm đến được nhiều người lựa chọn. Du khách lựa chọn vào các kỳ nghỉ để có khung cảnh thư thái, rộng rãi, mát mẽ và thoáng đãng của bao la trời đất. Chọn vào mùa nóng bởi ở đây trên một độ cao thích hợp, không khí mát mẻ, dễ chịu, Và chọn vào mùa lạnh, để du khách đến và suýt xoa, để thấy lòng mình như có thêm một trãi nghiệm mới. Bạn có thể dành thời gian nghỉ dưỡng để lên đỉnh núi quanh năm mát mẻ này, hưởng làn không khí trong lành, thưởng thức bữa ăn với ngọn su su xanh mướt, gà đồi… Hoặc có thể đến thăm những điểm tham quan là khu nhà thờ cổ, thác Bạc, vườn su su, núi Tam Đảo…
3. Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -Ảnh: TL
Mẫu Sơn là vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình khoảng 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi nổi tiếng với cảnh quan đẹp và các sản vật như chè tuyết sơn, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay…
Mẫu Sơn là vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình khoảng 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi nổi tiếng với cảnh quan đẹp và các sản vật như chè tuyết sơn, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay…
4. Bà Nà (Đà Nẵng)
Bà Nà (Đà Nẵng) -Ảnh: TL
Cùng với Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, Bà Nà là một trong những ngọn núi đẹp nhất Đà Nẵng. Rặng núi này có chế độ khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-200C, cao nhất chỉ đến 22 – 250C, về đêm khoảng 15 – 170C.
Khu nghỉ dưỡng ở Bà Nà đã được thiết lập từ đầu thế kỷ 20, nhưng bị lãng quên trong nửa thế kỷ do chiến tranh. Đến những năm 2000, Bà Nà mới được "đánh thức” trở lại để trở thành điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của miền Trung.
5. Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đà Lạt (Lâm Đồng) -Ảnh: TL
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng, được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nằm trên độ cao 1.500 và được núi rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm.
Vào mùa lạnh, du khách sẽ thấy những cô gái xứ này mặc áo dài nhưng thêm áo len mặc ngoài, trông vừa quyến rũ, vừa lạ mắt lại hết sức ấn tượng. Đến thành phố này, du khách cũng có thể ngắm những ngôi biệt thự cổ với kiến trúc của Pháp, hay của châu Âu và nghe những câu chuyện bảng lảng thực mơ như trong truyền thuyết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).