Tài nguyên - Thiên nhiên
5 khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng thế giới ở Việt Nam
(09:24:39 AM 25/09/2014)>>10 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất trong nước
>>Top 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam
>>10 Bảo tàng Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan nhất
>>5 thung lũng đẹp và rộng lớn nhất ở Việt Nam
>>5 điểm lạnh tự nhiên hút khách tham quan ở Việt Nam
>>5 chợ nổi trên sông ở Việt Nam thu hút du khách nhất
>>5 Văn miếu cổ đánh dấu nền học vấn lâu đời nhất Việt Nam
1. Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) -Ảnh: TL
Cát Bà là một quần đảo gôm 366 đảo lớn nhỏ, cách thành phố Hải Phòng 60km, về phía tây nam vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới vào năm 2004. Trên đảo có vườn quốc gia Cát Bà diện tích 15.000ha ( gần 2/3 là rừng và 1/3 là biển).
Cát Bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất hải dương. Về mùa hè khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Vườn quốc gia Cát Bà có hệ sinh thái động thực vật phong phú: 32 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư... 620 loài thực vật bậc cao, trong đó có 350 loài cây thuốc nam. Cát Bà là đảo chính, diện tích trên 200km2 với nhiều tài nguyên rừng, biển vô cùng phong phú, là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
2. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình)
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) -Ảnh: TL
Khu Dự trữ sinh quyển Sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2.12.2004, bao gồm các vùng đất phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm ở 3 cửa sông: Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là khu dự trữ sinh quyển ngập nước ven biển với tổng diện tích hơn 105.558 ha, trong đó 66.256 ha là đất liền ven biển, diện tích còn lại là mặt nước ven biển.
Toàn bộ được chia thành 3 vùng: vùng lõi: 14.000 ha; vùng đệm: 37.000 ha; vùng chuyển tiếp: trên 54.000 ha, có số dân trên 128.000 người (năm 2004).
3. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai -Ảnh: TL
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là một khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam, bao gồm Vườn quốc gia Cát Tiên và 4 khu: Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu; Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai; Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu di sản thiên nhiên thế giới.
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai bao gồm các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông với tổng diện tích 966.563ha, gồm 3 vùng: lõi, đệm và chuyển tiếp.
4. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (Kiên Giang)
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (Kiên Giang) -Ảnh: TL
Khu dự trữ sinh quyển này thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang, được UNESCO công nhận tại Paris ngày 27.01.2006. Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là 1,1 triệu ha, chứa đựng sự đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái (động và thực vật), bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Kiên Lương.
Có 3 vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia: U Minh Thượng, Phú Quốc và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải.
5. Khu dự trữ sinh quyển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau)
Khu dự trữ sinh quyển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau) -Ảnh: TL
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận năm 2009 tại Hàn Quốc. Toàn bộ khu dự trữ sinh quyển rộng 371.506 ha, với 3 vùng: lõi, đệm và vùng chuyển tiếp. Tại vùng lõi được chia ra làm 3 vùng nhỏ làm các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; Hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; Là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.