Tài nguyên - Thiên nhiên
5 suối nước nóng hút khách nhất ở Việt Nam
(11:12:07 AM 26/09/2014)>>5 Văn miếu cổ đánh dấu nền học vấn lâu đời nhất Việt Nam
>>5 chợ nổi trên sông ở Việt Nam thu hút du khách nhất
>>5 vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam
>>5 khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng thế giới ở Việt Nam
>>5 ngôi nhà thờ cổ trên 100 tuổi ở Việt Nam được nhiều người biết đến
1. Suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình)
Suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình) -Ảnh: TL
Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi nằm ở điểm phun lên của dòng suối khoáng thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36ºC. Nguồn nước khoáng nơi đây có đủ chuẩn cho việc để ngâm mình chữa bệnh, thư giãn, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội ngâm bùn hay thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của nơi đây như cỗ lá lợn thui, dê núi đá, quả lặc lè, cá nhảy…. Nếu muốn, bạn có thể rong ruổi tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng gần đó Mai Châu, thác Hoà Bình…
2. Suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình)
Suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình) -Ảnh: TL
Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình, cách động Vân Trình hơn 1 km.
Suối nước nóng Kênh Gà chảy ra từ núi Hang Cả, có nhiệt độ ổn định là 53 ºC. Dòng suối này gắn liền với tích chuyện về thiền sư Minh Không đã qua đây lấy nước khoáng nóng làm gà dâng lên lễ Phật cùng nhiều giai thoại khác.
Nước suối ở đây được đánh giá là có hàm lượng cao các muối natriclorua, kaliclorua, canxiclorua, magieclorua và muối bicacbonat. Nước trong suối không màu, không mùi, vị hơi chát.
3. Suối nước nóng Thanh Tân (Thừa Thiên – Huế)
Suối nước nóng Thanh Tân (Thừa Thiên – Huế) -Ảnh: TL
Suối khoáng nóng Thanh Tân thuộc xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ở đầu nguồn, nước khoáng nóng đến 680C. Tại đây kết hợp tắm nóng, thư giãn và nghỉ dưỡng. Với không gian thoáng đãng yên tĩnh, giữa mây trời chốn núi rừng bình yên, lãng đãng muôn ngàn làn khói mỏng như sương bốc lên từ mặt nước suối nóng. Cảm giác của bạn thư thái, lâng lâng…
4. Suối nước nóng Tháp Bà (Khánh Hòa)
Suối nước nóng Tháp Bà (Khánh Hòa) -Ảnh: TL
Suối nước nóng Thác Bà thuộc phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nước khoáng ở đây là loại nước khoáng Uorua Natrisilic có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn làm cơ thể mau hồi phục, xóa tan mệt mỏi, chữa những bệnh về khớp, dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó tắm bùn khoáng Silic tại đây còn có tác dụng tích cực đối với làn da, chữa được một số bệnh ngoài da thông thường và làm cho da mịn màng, sáng đẹp hơn.
Nước khoáng nóng và bùn ở trung tâm Tháp Bà được khai thác từ hai nguồn: Vĩnh Phương (Nha Trang) và Ninh Lộc (Ninh Hòa). Nước khoáng nóng được lấy lên từ mỏ ở Vĩnh Phương sâu 100 m, bảo đảm tuyệt đối vệ sinh được bơm thẳng về trung tâm với chiều sâu dài hơn 4 km.
5. Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa Vũng Tàu)
Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa Vũng Tàu) -Ảnh: TL
Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi khoảng hơn 29 km, sẽ tới khu du lịch nước khoáng nóng Bình Châu. Suối nằm giữa vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 7.000 ha.
Tại đây, có 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có nước nóng hoạt động rộng khoảng hơn 1km2, gồm có nhiều hồ lớn, nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1 m. Ðây là điểm nóng nhất, nước lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi tạo thành một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Nhiệt độ tầng trên mặt nước khoảng 64°C, đáy nước là 84°C. Những chỗ nông, nước chỉ nóng khoảng trên 40°C, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh, thư giãn…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.