Môi trường » Chất thải
Du khách ngại thăm chùa Cầu
(09:07:14 AM 25/09/2012)
|
Con kênh đi qua chùa Cầu đen ngòm, bốc mùi hôi - Ảnh: Lê Trung |
Đi dọc hai bên bờ sông Hoài ở khu vực chùa Cầu có thể dễ dàng nhận ra nguồn nước đang ô nhiễm nghiêm trọng. Con kênh nối liền hồ điều hòa, qua khu vực chùa Cầu ra đến bờ sông nước đen ngòm, bốc mùi khó chịu.
Tanh và hôi
Bà Nguyễn Thị Thu (46 tuổi), một người dân làm nghề lái đò trên sông Hoài, cho biết: “Trước đây lòng sông Hoài sâu và nước sạch lắm, bây giờ lớp đất bùn ngày một dày lên, nước sông vừa tanh vừa có mùi thối”.
Nhà nằm sát ngay bên bờ sông Hoài, bà Trần Thị Hai (50 tuổi), trú tại khối 4, phường Cẩm Phô, TP Hội An, bức xúc: “Nước sông Hoài hôi lắm rồi, ngày mưa nước chảy về mạnh còn đỡ bốc mùi chứ ngày nắng nóng nước thải sinh hoạt nhiều không biết chảy đi đâu nên bốc mùi thối không chịu nổi”. Đoạn hôi thối nhất phải kể đến đoạn kênh, rạch nối từ hồ điều hòa đi qua chùa Cầu và xả thẳng ra sông. Theo nhiều người dân, do nước sông Hoài bốc mùi tanh và hôi nên khách du lịch chỉ ghé ngang một chút rồi đi vì không thể chịu nổi.
Năm 2005, trước nguy cơ sông Hoài bị bức tử, TP Hội An đã xây dựng một hồ chứa (hồ điều hòa) nằm giữa hai phường Minh An và Cẩm Phô rộng hơn 500m2, cách chùa Cầu gần 100m để điều hòa nguồn nước thải sinh hoạt của người dân, làm sạch đoạn kênh đi qua chùa Cầu, đồng thời góp phần điều tiết nước trước khi thải ra sông Hoài. Tuy nhiên do lượng nước thải sinh hoạt đổ ra mạnh mà không có hệ thống xử lý đã làm cho hồ điều hòa trở thành một hồ chứa ô nhiễm ngay giữa lòng thành phố.
Ông Trần Thanh Thái (45 tuổi), người dân phường Minh An, cho biết thời gian gần đây nguồn nước giếng của nhà ông và các nhà nằm trong khu vực hồ điều hòa có màu vàng đục. Nước múc lên có mùi hôi tanh rất khó chịu, có lúc nổi váng đóng cục giống như dầu mỡ.
Sẽ giải quyết một cách căn cơ
Bí thư Thành ủy TP Hội An Nguyễn Sự cho biết việc sông Hoài khu vực quanh chùa Cầu bị ô nhiễm là có thật và chính quyền cũng đã biết điều đó. Nước tù đọng nên hôi là chắc chắn. Tuy nhiên phải biết lịch sử của dòng sông mới đánh giá hết được vấn đề và từ đó mới giải quyết một cách căn cơ.
Trước đây, sông Hoài nối dài từ kênh trên Bến Trễ xuống nhưng nay dòng kênh bị bồi lắng không còn nữa. Sông Hoài thành dòng sông cụt. Năm 1991-1992, chính quyền đã khai thông chùa Cầu, đến năm 2007-2008 thì xẻ dòng sông Hoài cho nước lưu thông từ sông Thu Bồn vào. Nhưng đến nay thì dòng Thu Bồn nước xuống cạn do hàng chục thủy điện đầu nguồn, dòng sông lại nghẽn mạch lần nữa, thế là mọi thứ thành ao tù và bốc mùi.
Chính quyền đang tiến hành nạo vét dòng sông Hoài khơi thông với Thu Bồn lần nữa. Nhưng trước tiên là dùng máy bơm đặt ở phía dưới chùa Cầu hút nước xả sạch các cống phía khu dân cư quanh đó. Việc tiếp theo là sẽ tiến hành lấp các hồ điều hòa bị tù đọng để tránh thành vũng ô nhiễm.
Giải pháp cuối cùng và căn cơ hơn là Tổ chức JICA (Nhật Bản) sẽ tài trợ một nhà máy xử lý nước thải của dân cư quanh phố cổ Hội An trước khi trả lại sông Hoài. Khi đó chắc chắn sẽ giải quyết dứt điểm chuyện ô nhiễm. “Bây giờ chẳng lẽ đi nạo vét dưới chùa Cầu. Đụng đến chùa Cầu là đụng đến biểu tượng thiêng liêng, thậm chí là tâm linh của người Hội An, nên việc giải quyết vấn đề đều được chính quyền cân nhắc hết sức cẩn trọng”, ông Sự nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…