Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tuyên truyền pháp luật bảo vệ loài gấu tại thành phố Hạ Long năm 2014
(09:48:19 AM 09/01/2014)Chiến dịch tuyên truyền là hoạt động duy trì thường niên, phối hợp bởi Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) và Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, được sự ủng hộ, chỉ đạo trực tiếp của UBND Tỉnh Quảng Ninh, và sự hỗ trợ đặc biệt của UBND phường Bãi Cháy, Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy.
Chiến dịch đợt I năm 2014 này hướng tới kỳ du lịch đầu năm của các khách quốc tế, đặc biệt là khách du lịch đến từ Hàn Quốc, nhóm khách du lịch thường được lôi kéo đến "thăm" các trại gấu. Do có thói quen sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, du khách đến từ các quốc gia này thường đến thăm và mua mật gấu tại các trại gấu trong địa bàn. Vì vậy, việc tuyên truyền để họ biết mua mật gấu là hành vi trái phép sẽ góp phần làm giảm nhu cầu mua và sử dụng mật gấu. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh còn 3 trại gấu lớn, với số lượng gần 200 cá thể, chủ yếu tập trung tại Thành phố Hạ Long.
Trong suốt thời gian cao điểm của đợt tuyên truyền này, khoảng 12,000 tờ rơi trích lục các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ gấu bằng bốn thứ tiếng: Việt, Anh, Trung, Hàn sẽ được phát tận tay đến các khách du lịch quốc tế và nội địa, người dân địa phương, đặt trên các tàu du lịch, các quầy lễ tân của các khách sạn... Điều đặc biệt là các cán bộ kiểm lâm Quảng Ninh trong bộ đồng phục ngành màu cỏ úa vẫn trực tiếp phát từng tờ rơi mang thông điệp: "Chích hút, buôn bán mật gấu và các sản phẩm từ gấu là vi phạm pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế" tới từng khách du lịch tại cảng tàu Bãi Cháy. Hơn 100 tờ phướn cũng được treo dọc đường Hạ Long, tuyến đường trung tâm của Bãi Cháy, và sẽ duy trì hết mùa du lịch dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của phường Bãi Cháy.
Đây là năm thứ 4 Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp tuyên truyền pháp luật bảo vệ loài gấu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là vấn đề được các cấp có thẩm quyền tỉnh quan tâm và cũng đã có không ít các chỉ đạo, các biện pháp được đưa ra và thực hiện nhằm chấm dứt tình trạng trích hút mật gấu trái phép, đang làm xấu hình ảnh của thắng cảnh nổi tiếng nơi đây. Tuy nhiên, việc thực thi luật pháp bảo vệ gấu luôn đòi hỏi nỗ lực, công sức và thời gian của nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm này.
Cán bộ kiểm lâm phát tờ rơi cho khách du lịch
Chia sẻ những khó khăn trong công tác thực thi pháp luật, ông Nguyễn Cao Lễ - Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Quảng Ninh cho biết: “Hiện nay, do các cơ sở nuôi nhốt gấu phải gắn chip quản lý, nên việc lấy mật, buôn bán các sản phẩm liên quan đến gấu đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng lén lút hút mật gấu, việc xử lý, bắt quả tang là rất khó khăn vì các cán bộ, lực lượng chức năng không thể túc trực 24/24 tại các cơ sở chăn nuôi gấu được.”
Ông Nguyễn Hoài Nam – Cảng trưởng Cảng tàu khách Du lịch Bãi Cháy cho biết: “Đây là năm thứ 3 chúng tôi phối hợp với Chi cục kiểm lâm Quảng Ninh và Tổ chức động vật Châu Á triển khai chiến dịch tuyên truyền pháp luật về bảo vệ loài gấu. Công tác tuyên truyền đã diễn ra hết sức hiệu quả. Đơn vị chúng tôi cũng đã quán triệt nhân viên của mình không được phép môi giới du khách tới các cơ sở nuôi nhốt gấu”.
TS. Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam bày tỏ: “Trong 3 năm triển khai chiến dịch tuyên truyền pháp luật bảo vệ loài gấu, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ban ngành đoàn thể của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là Chi cục kiểm lâm tỉnh. Hình ảnh lực lượng kiểm lâm đi phát tờ rơi đến tận tay các khách du lịch trong và ngoài nước có sức lan tỏa rất cao và thể hiện một thông điệp hết sức mạnh mẽ “Cả cộng đồng chung tay bảo vệ loài gấu quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng”. Tôi tin rằng thông qua các đợt tuyên truyền sẽ làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, chấm dứt triệt để tình trạng mua bán, sử dụng trái phép các sản phẩm làm từ gấu."
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Ninh, tính đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 27 cơ sở nuôi nhốt gấu với tổng số 245 cá thể gấu. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là địa phương tập trung nuôi nhốt chủ yếu các các thể gấu với 210 cá thể, là một điểm nóng của vấn nạn nuôi nhốt gấu lấy mật. Gấu bị nuôi nhốt để chích hút mật bán cho du khách, nhất là khách du lịch từ Hàn Quốc. Kiểm lâm đã bắt quả tang nhiều vụ chích hút mật gấu để bán, xử phạt rất nhiều đối tượng, nhất là chủ trại gấu.
Hiện nay, có khoảng 2.400 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại nuôi gấu trên khắp Việt Nam, trong khi số lượng gấu ngoài tự nhiên ước tính chỉ còn vài trăm cá thể, và luôn bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng săn bắt, nuôi nhốt gấu lấy mật trái phép.
NỘI DUNG TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT BẢO VỆ GẤU
Tờ rơi tuyên truyền pháp luật bảo vệ gấu được thể hiện bằng 4 thứ tiếng: Anh, Việt, Trung, Hàn.
Cả hai loài gấu của Việt Nam, gấu ngựa và gấu chó đều là động vật rừng nhóm IB, nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khẩu gấu và sản phẩm từ gấu trái với quy định của pháp luật. Nghiêm cấm giết mổ, hút mật, khai thác, vận chuyển, kinh doanh mật và các bộ phận cơ thể gấu, di chuyển tới địa điểm khác không đúng quy định, nuôi gấu không có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử hoặc nuôi gấu không có nguồn gốc hợp pháp.
Bên cạnh việc trích lục các văn bản pháp luật quy định cụ thể các hành vi khai thác gấu bị cấm, tờ rơi còn nêu rõ các quy định xử phạt đối với người vi phạm. Người vi phạm các quy định bảo vệ loài gấu quý hiếm có thể bị phạt tới mức cao nhất 500,000,000 triệu đồng, bị phạt tù đến 7 năm. Tờ rơi được biên soạn dành riêng cho chiến dịch tuyên truyền tại Quảng Ninh với hình ảnh hai loài gấu Việt Nam: gấu chó và gấu ngựa được bố cục cùng một bản đồ thu nhỏ Hạ Long, với hy vọng đưa lại nhiều thông tin hữu ích cho du khách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.