Cộng đồng » Tình nguyện xanh
TP.HCM: Chiến sĩ Mùa hè xanh cứu không gian sống
(15:19:17 PM 20/07/2015)Chiến sĩ Mùa hè xanh TP.HCM bơi xuồng vớt lục bình và cỏ để cải tạo dòng chảy rạch Cầu Cụt (Q.Gò Vấp) - Ảnh: Q.L.
Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Hồng Sơn - chỉ huy trưởng Mùa hè xanh 2015 - phát biểu: “Mùa hè xanh đã để lại nhiều dấu ấn tích cực suốt 21 năm qua, nhắc nhở mỗi chiến sĩ phải luôn nỗ lực trong từng hoạt động, từng công trình để mỗi mùa chiến dịch đi qua, chúng ta có quyền tự hào vì những thành quả tốt đẹp đó”.
"Tham gia hoạt động tình nguyện là cơ hội tốt để các bạn rèn luyện năng lực thực tiễn, làm giàu thêm vốn sống, làm phong phú hành trang vào đời. Nhìn vào những gương mặt rạng ngời, phong thái tự tin và với khát vọng cống hiến, tôi có niềm tin sâu sắc rằng từ môi trường này, chính các bạn sẽ là những người chủ tương lai của thành phố và đất nước",Ông NGUYỄN THÀNH PHONG
Trả lại dòng chảy
Do con rạch Cầu Cụt (Q.Gò Vấp) khá dài nên các chiến sĩ đã chia thành bảy điểm khác nhau để cùng làm. Mỗi điểm của con rạch sẽ có lực lượng của một trường và các bạn trẻ địa phương cùng làm.
Sau rất nhiều cần xé lục bình được vớt lên, dòng nước đen quánh dần hiện ra và lúc ấy mới có thể cảm nhận được dòng chảy của nước. Con rạch này vốn là cái tên quen thuộc trong “bản đồ cải tạo các tuyến kênh, rạch lưu thoát ra sông Sài Gòn” nhiều năm qua tại thành phố và đã được cải tạo nhiều lần.
Anh Hoàng Văn Quang (P.14, Q.Gò Vấp) cho biết đây là lần thứ sáu anh có mặt “trên từng cây số” cải tạo con rạch này. “Tụi mình làm nhiều lần nên đã có kinh nghiệm trong việc phân chia công việc, chia đoạn chứ không “đánh tổng lực” một nơi nên mọi việc trôi chảy hơn dự kiến” - anh Quang nói.
Còn chiến sĩ Ngọc Trân (ĐH Văn Lang) bày tỏ: “Cần phải tính đến việc chặn lục bình từ đầu nguồn, nếu không sau khi làm sạch rồi lục bình vẫn theo nước trôi về, như vậy rất uổng công mọi người đã bỏ ra”.
Trong khi đó, cả trăm chiến sĩ các trường và Q.Bình Thạnh khá vất vả với công trình cải tạo rạch Long Vân. Các công nhân thoát nước đô thị và dịch vụ công ích của quận phải lội xuống lòng kênh, dùng dao chặt nhỏ từng tảng cỏ bết thành mảng dày đặc che kín mặt nước để máy kéo có thể kéo lên bờ. Chưa kể ngoài cỏ, rác thải sinh hoạt cũng nổi khá nhiều trên mặt kênh.
Ông Giang có nhà sống ngay sát mép rạch kể mỗi khi thấy cỏ bắt đầu um tùm là người dân đã báo ngay cho phường biết. “Tôi nghĩ chính quyền nên mạnh tay xử lý những người nào cố tình vứt rác xuống kênh làm tắc nghẽn dòng chảy vì tình trạng này cũng nhiều năm rồi” - ông Giang nói.
Tại hai con kênh Liên Xã (Q.Bình Tân) và Láng Le (Q.12) có hàng trăm chiến sĩ và người dân địa phương cùng khơi thông, trả lại dòng chảy ban đầu. Riêng rạch Ông Tổng (Q.Gò Vấp) nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của chiến sĩ nên đã hoàn thành ngay trong sáng qua.
Ngay hôm qua, Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong, Bí thư Thành đoàn TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường, chỉ huy trưởng Mùa hè xanh 2015 Phạm Hồng Sơn đã đến thăm, tặng quà động viên chiến sĩ đang tham gia cải tạo kênh, rạch tại Q.12 và Q.Gò Vấp.
Nhiệt tình, quyết tâm
và sáng tạo hơn nữa
Cùng với việc cải tạo năm tuyến kênh, rạch được xác định làm chủ lực, ngày ra quân Mùa hè xanh còn có nhiều phần việc khác tại các quận, huyện toàn thành phố. Những thùng rác phân loại rác tại nguồn đã được lắp đặt tại một số địa điểm trong các quận nội thành của thành phố.
Hàng chục ngàn tờ rơi tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường đã được các chiến sĩ phát tận nhiều nhà dân để cùng nhắc nhau hành động từ những việc nhỏ nhất nhằm cứu lấy không gian sống đang có nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu từng ngày. Có nơi còn tặng cây xanh để người dân tạo thêm khoảng xanh cho không gian sống.
Ủy viên Trung ương Đảng - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá cao nỗ lực của ban chỉ huy và hàng chục ngàn chiến sĩ Mùa hè xanh nhiều năm qua đã góp phần thay da đổi thịt, tạo nên bước chuyển mình đáng tự hào cho TP.HCM.
Ông Phong so sánh con số 700 sinh viên của Ánh sáng văn hóa hè 1994 đến Mùa hè xanh hôm nay để khẳng định chiến dịch đã không ngừng phát triển, bám vào thực tiễn, định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP.HCM và các địa bàn khác.
“Các bạn hãy nhiệt tình, quyết tâm và sáng tạo hơn nữa để tham gia đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa bàn đóng quân” - ông Phong nhắn nhủ.
Phó bí thư Thành ủy cũng lưu ý các chiến sĩ chung tay với chính quyền và người dân 56 xã của năm huyện ngoại thành cùng hoàn thành các tiêu chí còn lại để lãnh đạo thành phố trình Chính phủ công nhận TP.HCM hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại các xã của thành phố.
Chiến sĩ tình nguyện đặc biệt
Có mặt trong đội hình chiến sĩ là sinh viên nhiều trường và các phường của Q.Gò Vấp tham gia tại nhiều điểm cải tạo rạch Cầu Cụt trong sáng qua có sự xuất hiện một số chiến sĩ đặc biệt.
Đó là các bạn: Phú Hưng (lớp 8 Trường THCS Lý Tự Trọng), Hoàng Quân (lớp 8) và Chi Nam (lớp 9) cùng học Trường THCS Phan Tây Hồ. Các bạn nhỏ này đều ở các phường khác và khi biết có đội hình chiến sĩ Mùa hè xanh về cải tạo kênh, rạch tại quận nhà nên đến... xin tham gia.
Các chiến sĩ không có đồng phục áo xanh tình nguyện nhưng làm việc nhiệt tình, không chịu thua các anh chị sinh viên khi cùng nối thành hàng ngang vai với chiến sĩ sinh viên để chuyền những cần xé lục bình được vớt từ dưới kênh lên xe ép rác.
“Nếu không tham gia công trình này thì hè em cũng chỉ biết nằm nhà và dán mắt vào máy tính chơi game thôi, mà em thấy việc làm này quá hay, ý nghĩa nên rất vui khi được tham gia” - Hoàng Quân chia sẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)