»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:10:51 AM (GMT+7)

“Tôi không thể” cùng lên tiếng vì ô nhiễm Tin ảnh

(11:22:35 AM 05/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 04 tháng 04 năm 2016, trong khuôn khổ chiến dịch “Tôi không thể” (tên tiếng Anh: I’cant), CHANGE/ 350.org Việt Nam phối hợp cùng Liên Minh Năng lượng Bền vững (VSEA) đã tiếp tục công bố hai bộ ảnh: “Tôi không thể” phiên bản gia đình, và bộ ảnh “Tôi không thể” phiên bản đời thường.

Hai bộ ảnh trên là thành quả của sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng trước những bức xúc về vấn nạn ô nhiễm từ khi chiến dịch “Tôi không thể” được phát động vào ngày 19/03 vừa qua. Nhiếp ảnh gia Vũ Bảo Khánh – chủ nhân của bộ ảnh “Tôi không thể” phiên bản gia đình chia sẻ những trăn trở của mình khi thực hiện bộ ảnh này: “Về một tương lai gần, với chất lượng không khí xấu đến trầm trọng, ngay cả việc hít thở cũng là nguyên nhân gây hại đến sức khoẻ con người. Chiếc mặt nạ phòng độc từ thời Liên Xô vẫn được sử dụng để bảo hộ trong môi trường làm việc độc hại, nay lại cần thiết để bảo vệ cho sức khoẻ con người. Nó hiện hữu trong mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi từ trên xuống dưới. Cuộc sống với con người vẫn tiếp diễn nhưng sự có mặt của chiếc mặt nạ trong các hoạt động thường ngày không hề dễ chịu”

Bộ ảnh có sự đồng ý tham gia của 5 gia đình với 5 câu chuyện khác nhau. Từ đôi bạn mới cưới với nỗi sợ lãng quên khuôn mặt nhau khi bị che giấu bởi mặt nạ phòng độc, đến cảnh hai gia đình đang hạnh phúc ấm êm phải quan ngại cho tương lai con mình sống trong bầu không khí ô nhiễm, hay cảnh tượng éo le của một cặp vợ chồng vốn bận bịu việc riêng lúc muốn yêu thương nhau lại không thể biểu đạt cảm xúc. Cuối cùng là nỗi lo lắng của một ông bố về việc con mình sẽ không còn dưỡng khí để thở nữa. Tất cả là bức tranh phô bày hiện thực cuộc sống mà mọi người sẽ phải trải qua nếu im lặng trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày một báo động.

Ngoài bộ ảnh “Tôi không thể” phiên bản gia đình, chiến dịch còn nhận được thêm bộ ảnh “Tôi không thể” phiên bản đời thường do một số bạn yêu và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thực hiện. Bộ ảnh này cho thấy sự bất tiện của việc đeo mặt nạ ở nhiều địa phương và nhiều hoàn cảnh khác nhau như công viên, chợ và đặc biệt nhất là những khoảnh khắc người dân phải đeo mặt nạ khi sinh hoạt tại điểm nóng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân cũng đã ghi lại được .

 

TMT giới thiệu hình ảnh chi tiết bộ ảnh “Tôi không thể” phiên bản đời thường được thực hiện tại Vĩnh Tân:

 

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi[-]không[-]thể”[-]cùng[-]lên[-]tiếng[-]vì[-]ô[-]nhiễm

“Tôi không thể” – mong muốn là chiến dịch truyền cảm hứng cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nhắc nhở mọi người phải quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường, và cùng lên tiếng đề xuất những thay đổi trong chính sách năng lượng, nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm và BĐKHnhất là khi Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than1. Theo báo cáo của đại học Harvard, mỗi năm Việt Nam có 4.300 người chết vì nhiệt điện than. Đến 2030, con số này sẽ tăng lên 25.000 người.

“Tôi không thể” là chiến dịch truyền thông xã hội kéo dài từ ngày 29/03/2016 đến ngày 02/05/2016 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động giới trẻ ở các thành phố lớn cũng như ở các địa phương chịu nhiều tác động của ô nhiễm không khí từ than đá tham gia cuộc chiến với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn thế giới, qua đó hiểu hơn về vấn đề năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt là việc phát triển các nhà nhiệt điện than, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm và BĐKH.

TMT giới thiệu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Tôi không thể” cùng lên tiếng vì ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI