Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tìm kiếm các ý tưởng, mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
(09:44:23 AM 15/12/2015)Lễ phát động Giải thưởng Sáng tạo xanh lần thứ nhất
Được chia thành 3 nhóm: Nhóm Học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở; Nhóm học sinh Trung học Phổ thông; Nhóm Sinh viên trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các đối tượng khác có độ tuổi từ 19 đến 30.
Mục tiêu của Giải thưởng nhằm tìm kiếm, giới thiệu và phổ biến các ý tưởng, mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các em học sinh, sinh viên qua đó tạo ra những thay đổi tích cực về nhận thức và hành động của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ đối với môi trường.
Các tác phẩm tham dự gồm ý tưởng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mô hình kèm theo, tập trung vào các nội dung như tiết kiệm năng lượng; sản phẩm thân thiện với môi trường; bảo tồn Đa dạng sinh học; tái chế, xử lý rác thải, nước thải, khí thải; giải pháp về mặt chính sách, giáo dục môi trường; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bảo vệ môi trường.
Xét thưởng gồm 3 vòng: Sơ khảo, Chung khảo và Chung kết. Hội đồng Sơ khảo chọn ra 30 tác phẩm dự thi xuất sắc vào vòng Chung khảo, trong đó 21 tác phẩm sẽ được công bố và trao giải Ba, giải Khuyến khích tại Đêm Chung kết và trao giải (mỗi nhóm gồm 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích); 9 tác phẩm xuất sắc nhất còn lại tiếp tục vào vòng Chung kết (mỗi nhóm 3 tác phẩm). Tại vòng Chung kết, các tác giả sẽ trình bày tác phẩm trực tiếp với Hội đồng Chung khảo. Tại đây, Hội đồng Chung khảo sẽ xem xét, đánh giá đối với từng tác phẩm và cho điểm để trao giải Nhất, Nhì tại đêm Chung kết.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi bắt đầu từ ngày 15/12/ 2015 và kết thúc vào ngày 30/6/2016 (theo dấu bưu điện). Đêm Chung kết và trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9 tại địa phương tổ chức Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2016.
Giải thưởng của mỗi nhóm gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích, với tổng giá trị giải thưởng lên tới 134 triệu đồng và một số giải xuất sắc sẽ được hỗ trợ kinh phí để phát triển ý tưởng. Kết quả của Giải thưởng sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho việc tuyên truyền về môi trường, tạo ra các mô hình được áp dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thông tin chi tiết về Giải thưởng Sáng tạo xanh được đăng tải tại website: www.vea.gov.vn , www.cetac.gov.vn , www.doanthanhnien.vn , fanpage: www.facebook.com/giaithuongsangtaoxanh
Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi g ửi qua bưu điện: Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường, Tổng cục Môi trường . Địa chỉ: 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội . Điện thoại: 04.224.15.273 . Phạm Thanh Hương: 0902.152.328 . Ngoài phong bì thư ghi: Tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo xanh).
Hoặc Ban Thanh niên Nông thôn, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04.62631999 (Máy lẻ 512). Nguyễn Thái Hà: 0974.516.668. Ngoài phong bì thư ghi: Tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo xanh). Gửi qua địa chỉ thư điện tử: giaithuongsangtaoxanh@gmail.com .
Tại Việt Nam, lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng có tỷ trọng dân số lớn nhất với khoảng 40% dân số. Đây là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lực lượng chính tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước. Các bạn trẻ lên miền núi hướng dẫn trẻ em biết cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra, cùng dân bản xây dựng hệ thống lọc nước, thiết kế bếp tiết kiệm nhiên liệu để bà con không phải chặt cây lấy củi. Các bạn trẻ xuống miền biển dạy trẻ em bảo vệ nguồn nước, trồng rừng ngập mặn; tới trường học giúp các em hiểu về biến đổi khí hậu, xây dựng “mảng tường xanh”, tổ chức chương trình “trò chuyện về môi trường”… Thanh niên có sức mạnh to lớn để quyết định tương lai của Trái đất. Họ có thể tác động đến sự thay đổi nhờ sử dụng năng lực của mình với tư cách là công dân, người tiêu dùng, người vận động và người tạo ra sự thay đổi để dẫn đầu những lối sống thay đổi. Từ khắp nơi trên thế giới, nhiều thanh niên đang tìm kiếm giải pháp đối với những thách thức của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm kiếm các ý tưởng, mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.