Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Nhà hỏa táng cho người nghèo ở vùng lũ
(14:58:00 PM 17/10/2011)Qua rồi “mùa gác chéo”
Lũ về, nhà hỏa táng vào mùa cao điểm. Ai cũng nghĩ vậy nhưng sư trụ trì, ĐĐ.Thích Minh Bửu cho biết hiện nay nhu cầu hỏa táng trong nhân dân ngày càng nhiều. Không chỉ mấy tháng mùa lũ mà là quanh năm. Hiệu quả xã hội và nhu cầu tâm linh bước đầu được đáp ứng. Điều đó cũng đồng nghĩa với khi lũ sắp tràn đồng là thêm một năm tâm tư người con Phật trăn trở ...
Sư Minh Bửu và nhà hỏa táng dành cho người nghèo- Ảnh Thanh Tuyền
Anh Đỗ Thành Liêm, ngụ xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, người quá cố đầu tiên được đưa vào lò hỏa thiêu là ông Nguyễn Văn Nếp, thọ 85 tuổi, một cán bộ hoạt động cách mạng lão thành 65 tuổi Đảng ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, cách Hồng Ngự hơn 80 cây số. Qua đời cuối năm 2010, lúc sống nghe báo đài đưa tin về nhà hỏa táng của sư Bửu, ông đã dặn dò con cháu phải đưa ông về thiêu sau khi mất. Thân phụ của anh Liêm qua đời cũng được hỏa táng nơi này.
Anh tâm sự: “Khoảng 10 năm về trước, những gia đình giàu, có đất cả công ở đây cũng đành phải “gác chéo” quan tài khi thân nhân qua đời. Vì mùa lũ, nước mênh mông làm sao chon cất. Mùa khô thì phải làm nền cao tốn kém lại sợ cảnh di dời cải táng khi Nhà nước qui hoạch giải tỏa. Người nghèo thì nhà sàn chênh vênh tạm bợ. Qua đời vào mùa nước nổi thì càng khổ. Từ khi Sư làm nhà hỏa táng ai cũng mừng.”
Ông Nguyễn Văn Khoa, ngụ ấp Bình Hưng, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nhà cũng có đất ruộng ở Mương Cả. Nhưng vợ ông mất vào mùa lũ năm 2006 vì bạo bệnh cũng đành “gác chéo” chờ cho nước lũ đi qua.
Anh Nguyễn Văn Đăng ở xã Bình Thạnh nhớ lại hơn 5 năm trước, mẹ anh mất, nhà nghèo nhờ Hội Chữ thập đỏ xã trợ giúp chôn cất. Tẩn liệm rồi cũng phải hoàn lại “xóc cây” để bên hông nhà, bện vài tấm lá lợp nhà che tạm chờ nước rút. Anh ngậm ngùi: “Nhà tôi cặp kinh Tân Thành Lò Gạch. Nước ngập hơn nửa cái nhà. Thà chôn đi chớ để ra vào nhìn thấy quan tài thiệt đau xót. Mấy em tôi cứ khóc mà nói vậy.”
Đa số hộ nghèo ở vùng sâu biên giới Hồng Ngự là dân nhập cư mưu sinh với công việc làm thuê rày đây mai đó, khi có tang sự, họ không tiền mua đất chôn cất nên trước đây, “gác chéo” là chuyện thường tình mùa lũ.
Ông Lâm Đức Hòa, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh cho biết từ khi có nhà hỏa táng, cảnh “xóc chéo” ở đây cũng như các huyện lân cận không còn nữa.
Hiệu quả và trăn trở
Tịnh xá Ngọc Thạnh có hơn 2.000 Phật tử. Họ quan niệm người mất hỏa thiêu được mau siêu, đỡ tốn kém. Thân tứ đại vay mượn không cần bám víu nấm mồ tạm bợ. Thế nên, ngày càng có nhiều người xin đăng ký hỏa táng sau khi mất.
“Sư mừng vì Phật tử ngày càng tu tập giáo lý, hiểu được kiếp sống vô thường mà không sợ thêm một lần bị chết thiêu. Ai có nhu cầu hỏa táng người thân quá cố, Sư luôn sẵn lòng hoan hỷ. Ở đây có nhà tang lễ, nhà vãng sanh, các Sư tụng kinh lập đàn cầu siêu, giúp hủ lưu cốt. Tang lễ trang nghiêm, ấm cúng không tốn khoản chi phí nào. Tang chủ muốn bồi dưỡng anh em đứng lò, gắp cốt thì tùy hỷ.” ĐĐ.Thích Minh Bửu tâm sự.
Nước lũ đang ngập đồng, ngoại trừ những ngôi mộ chôn trên nền cao hơn mặt lộ gần 2 mét, những nấm mồ giữa ruộng có nguy cơ ngập lút khi con nước rằm tháng 9 đổ về.
Trước nhu cầu hỏa táng ngày càng nhiều, Sư Minh Bửu lo vận động xây lò hỏa thiêu thứ hai. Khổ nỗi, công trình còn đang dang dở thì Sư phải dành kinh phí đối phó với cơn lũ năm nay, xây dựng bờ kè chống sạt lở, bảo vệ khu vực nhà hỏa táng cao 4 mét, dài 250 mét.
Dân trí thức ở đây gọi công trình Phật sự của Sư là “hoa thơm mùa nước nổi”. Riêng Sư Minh Bửu, nhìn cánh đồng nước ngày một dâng cao, Sư đao đáo nhiều tâm nguyện độ sinh cho Phật tử vùng sâu này nhưng trước mắt phải thật lòng dồn tâm huyết cho “công trình” độ tử này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.