Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Lộ ảnh thành viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười trước căn nhà sập ở Nepal
(14:47:51 PM 03/05/2015)>>"Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"
Bức ảnh thành viên của Hội chữ thập đỏ tươi cười chỉ tay vào đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal.
Những ngày qua, thông tin đoàn công tác của Hội chữ thập đỏ Việt Nam trở về nước an toàn sau thảm họa động đất ở Nepal đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.
Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ sang Nepal từ ngày 19/4 và sự trùng hợp đã xảy ra, một trận động đất kinh hoàng đã biến đất nước Nepal thành đống đổ nát. Đoàn công tác đã bị kẹt lại ở Nepal, đến trưa 28/4, 10 người trong đoàn mới về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) an toàn.
Trong lúc dư luận còn đang bức xúc vì cho rằng Đoàn Chữ thập đỏ đã "tháo chạy", không ở lại thực hiện công tác cứu trợ cùng người dân Nepal thì vào sáng 2/5, một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội khiến các thành viên trong đoàn một lần nữa hứng chịu chỉ trích. Bức ảnh ghi lại cảnh một thành viên tươi cười chỉ tay vào một ngôi nhà bị đổ sập sau trận động đất ở Nepal. Dư luận cho rằng trong bối cảnh đổ nát và đau thương của trận động đất, thì đó là một nụ cười không hề phù hợp.
Trước đó, anh Nguyễn Xuân Duy (43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam) cũng cho biết, các anh là đoàn công tác nhà nước, đi theo chương trình hỗ trợ trao đổi công tác của Hội chữ thập đỏ Nauy và Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô và không được trang bị những kỹ năng cũng như kiến thức về ngôn ngữ bản địa. Do không hiểu ngôn ngữ và tình hình địa bàn nên Hội chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại.
Đoàn chữ thập đỏ Việt Nam 24h sau khi xảy ra trận động đất.
Tối ngày 2/5, chúng tôi đề cập đến bức ảnh đang khiến dư luận tranh cãi, anh Xuân Duy cũng thẳng thắn chia sẻ: "Người phụ nữ trong bức ảnh trên là chị Nguyễn L. H. - một thành viên trong đoàn. Sau khi rời khỏi khách sạn vì trận động đất, đoàn chúng tôi chia thành hai nhóm đi vòng quanh khu vực này để chụp ảnh tư liệu. Anh K., chị H. và những người khác đi một hướng, tôi và những người còn lại đi một hướng. Sau khi tập trung lại, tôi tổng hợp hết những ảnh tư liệu mà mọi người chụp được vào một folder riêng.
Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao.
Tuy nhiên, tôi khẳng định, chúng tôi không chụp ảnh "tự sướng" trên nỗi đau của người khác như một số ý kiến chỉ trích của cư dân mạng những ngày qua. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại tất cả ảnh tư liệu trong trận động đất này. Khi về đến sân bay, toàn bộ hình ảnh trong thư mục chúng tôi cung cấp cho một số anh chị em phóng viên, báo đài, nhưng không hiểu sao bức ảnh này lại bị lọt ra ngoài và được đăng trên một diễn đàn vào lúc 8h45 tối 1/5".
Anh Duy cũng cho biết, mấy ngày qua anh vẫn chưa hồi phục sau chuyến đi. "Vừa thoát nạn trở về, lại tiếp tục bị lên án, chỉ trích, chúng tôi cũng căng thẳng vì những lời bình luận không thân thiện. Mọi người bình luận và suy diễn khá nhiều, phán xét theo cảm tính chủ quan mà không hiểu rằng, ngồi nhìn trên máy tính rất khác so với hiện thực", anh Duy chia sẻ.
Anh cũng cho biết, việc chị H. có hành vi không phù hợp khi mỉm cười chụp ảnh, anh cũng không ủng hộ nhưng anh mong mọi người bỏ qua vì chị H. thực sự là người có bản chất tốt và không hề có suy nghĩ cười trên nỗi đau của người dân Nepal. Có thể lúc đó chỉ là khoảnh khắc sơ suất. "Thật sự lúc ấy mọi người rất sợ hãi, cố gắng động viên nhau, thỉnh thoảng trêu chọc nhau một chút cho bớt căng thẳng. Trong lúc chụp hình, có thể có một vài giây nét mặt không phù hợp lọt vào camera. Chị H. không phải là người có thể vui trước nỗi đau và mất mát của người khác thế đâu", anh Duy giải thích.
Trên một số diễn đàn, anh cũng tham gia vào chủ đề này để đưa ra thông tin chính xác và mong mọi người ngừng chỉ trích khi chưa hiểu kín kẽ mọi chuyện. Anh cho biết, khu vực gần xung quanh khách sạn Utse nơi đoàn công tác ở lại thì không thấy khu nhà nào sập. Lúc đó, họ hoàn toàn không có thông tin về thiệt hại động đất trong 24h đầu tiên bởi họ đang ở khách sạn và được yêu cầu không ra ngoài để đảm bảo an toàn, chỉ nghe chủ khách sạn cho biết có nhà sập và người chết, nhưng không biết cụ thể là chỗ nào.
"Thật sự chúng tôi không biết trận động đất lớn và thiệt hại như vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi mới ra ngoài xa xa một chút để xem tình hình như thế nào. Nhóm của K. và H. đi thì thấy một số nhà sập nhưng không thấy người cứu hộ nên họ đã chụp ảnh tư liệu lại, còn nhóm tôi đi vào Dubar square, thấy cảnh sát và đội ứng phó chuyên nghiệp đặt hàng rào bao quanh các chỗ nhà sập để đào bới, có rất đông người Nepal đứng ngoài xem, nhưng không ai được vào khu này", anh Duy giải thích.
Được biết, Đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và Hội chữ thập đỏ Nauy, toàn bộ ngân sách do Hội chữ thập đỏ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.
Trao đổi với chúng tôi, anh Duy cũng thể hiện sự mệt mỏi khi nhiều ngày qua liên tục nhận những lời chỉ trích. "Trên một diễn đàn, các thành viên còn cho biết đã viết thư yêu cầu chính phủ Nauy cắt viện trợ cho Hội chữ thập đỏ Việt Nam, không hiểu người ta muốn mọi chuyện sẽ đi về đâu. Người Nauy coi trọng mạng sống con người, không phải tự nhiên mà người ta hết lòng bảo vệ mạng sống cho Đoàn công tác Việt Nam", anh Duy chia sẻ.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Lộ ảnh thành viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười trước căn nhà sập ở Nepal
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.