Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Khởi công dự án “Mái nhà sinh thái” tại huyện Bình Chánh
(18:23:00 PM 14/03/2013)Khởi công dự án “Mái nhà sinh thái” tại huyện Bình Chánh
Thêm vào đó, dự án kết hợp hoạt động tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư khu vực lân cận cùng hưởng ứng chương trình tắt đèn 1 giờ vào tối ngày 23/03, đổi bóng đèn tiết kiệm điện, thu gom vỏ hộp sữa tại khu vực dân cư và bàn giao lại cho đơn vị sản xuất mái lợp để tái chế tấm lợp sinh thái. Dự kiến công trình sẽ bàn giao cho trường và khánh thành vào sáng ngày 18/03.
Dự án “Mái nhà sinh thái” là hoạt động trọng tâm của chiến dịch Giờ Trái đất 2013 với thông điệp “Không chỉ tắt điện 1 giờ”. Điểm nhấn của dự án là hoạt động thay mái tôn thông thường bằng một loại vật liệu mới được gọi là “mái sinh thái”. Mái sinh thái có nguồn nguyên liệu sản xuất chính từ vỏ hộp sữa đã sử dụng, được tái chế qua một quy trình gắt gao từ việc xử lý bằng thủy lực, sau đó tách giấy và nhôm/nhựa, rồi sấy khô và ép nhiệt tạo ra thành phẩm. Tấm lợp này vừa có độ bền cơ lý cao hơn so với các loại tấm lợp làm từ nguyên vật liệu khác như xi măng, nhựa, tôn vừa chịu được môi trường có độ ẩm cao, phù hợp với các nhà máy sản xuất, hơn nữa cách nhiệt, cách âm rất tốt so với mái lợp bằng tôn và nhựa mỏng. Được tài trợ chính bởi công ty cổ phần Tetra Pak Việt Nam, dự án mang mong muốn thay đổi ý thức người dân trong việc sử dụng các vật dụng, đồ dùng được làm từ những nguyên liệu tái chế để có những tác động tích cực đến cuộc sống của mình và thân thiện với môi trường hơn. Lợi ích cụ thể của tấm lợp này chính là giảm lượng nhiệt hấp thụ bên dưới, dẫn đến giảm tải và tiết kiệm được rất nhiều điện năng phải tiêu thụ để làm mát không khí.
Nói về dự án, bà Phùng Thị Ái Vân – Trưởng ban tổ chức chiến dịch chia sẻ: “Có thể nói việc thực hiện dự án để đến được thời điểm hiện này đã là một thành công bước đầu của chiến dịch. Ngay từ những khâu đầu của ý tưởng, chúng tôi đã vấp phải một số khó khăn nhất định trong việc tìm địa điểm để thực hiện dự án cũng như nguồn tài trợ. Tuy nhiên với việc đưa dự án thành một hoạt động tâm điểm, chúng tôi đã có những bước tiến khá xa so với dự kiến ban đầu. Mong rằng sau dự án, người dân sẽ nhận thấy được những lọi ích thiết thực từ việcc sử dụng những vật liệu tái chế bắt đầu từ việc giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình mà hơn hết là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. ”
Trong tuần này, một dự án quan trọng khác là “Mảng xanh trường học” chuẩn bị diễn ra sự kiện bàn giao kết quả cải tạo mảng xanh và giao lưu với các em học sinh tại trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1 vào chiểu ngày 15/03 từ 15h đến 17h. Các hoạt động khác của chiến dịch như Đạp xe tuyên truyền, 20s cho Giờ Trái đất, Khu phố Năng lượng xanh, Đôi bàn tay xanh… vẫn tiếp tục có những ngày hoạt động tuyên truyền sôi nổi và thiết thực hướng đến sự kiện chính sẽ được tổ chức vào đêm 23/03 tại sân 4A Nhà văn hoá Thanh niên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.