Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Khi người dân tự nguyện hiến đất vì cộng đồng
(07:57:18 AM 06/08/2012)
Ảnh minh họa
Ở huyện Xuân Lộc, cựu chiến binh Bùi Văn Nghĩa ngụ tổ 14, ấp Hòa Hợp, xã Bảo Hòa là một điển hình. Hiểu rõ chủ trương của Nhà nước đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông thôn, ông tích cực đóng góp các khoản xã hội hóa do địa phương phát động. Điển hình như con đường nhánh vào tập đoàn 1 thuộc ấp Hòa Hợp có chiều dài hơn 600m, xưa kia lầy lội khiến việc đi lại vận chuyển nông sản của người dân gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm 2011, UBND xã Bảo Hòa có chủ trương nhựa hóa tuyến đường này kinh phí khoảng 1 tỷ đồng với phương thức xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí, nhân dân đóng góp 30% còn lại. Nhận thấy những lợi ích từ chủ trương, ông Nghĩa đã vận động bà con sinh sống dọc hai bên đường hiến đất mở rộng đường từ 3m thành 6m ngang, đồng thời vận động bà con đóng góp được hơn 300 triệu đồng cùng Nhà nước tiến hành nhựa hóa. Gia đình ông đã hiến tặng hơn 1.000m2 đất vườn và đóng góp thêm gần 100 triệu đồng để làm tuyến đường này. Không chỉ hiến đất, góp tiền làm đường giao thông, ông Nghĩa còn có nguyện vọng hiến thêm 500m2 đất canh tác của nhà mình để xây dựng trụ sở ấp, tạo điều kiện cho việc sinh hoạt hội họp của bà con.
Tại huyện Thống Nhất, để làm tuyến đường từ ấp Lộ 25, xã Bàu Hàm 2 đi ấp Hưng Thạnh, xã Hưng Lộc, có chiều dài 1km, đòi hỏi phải giải phóng mặt bằng hàng ngàn mét vuông đất của 22 hộ dân. Bằng cách vận động sáng tạo của cán bộ địa phương cùng với nghĩa cử cao đẹp của người dân nơi đây, đến nay, tuyến đường này đã được đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển nông sản của bà con.
Khi biết kế hoạch nâng cấp, mở rộng tuyến đường sẽ đi qua khu đất nhà mình, gia đình bà Lê Thị Nguyên ở ấp Lộ 25, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất đắn đo suy nghĩ mãi bởi với một hộ thuộc diện kinh tế còn khó khăn như gia đình, phải hiến gần 1 ngàn m2 đất để làm đường quả là rất lớn. Nhưng khi chính quyền địa phương vận động, gia đình đã thống nhất hiến đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường mà không đòi hỏi một khoản bồi thường nào. Cũng như gia đình bà Nguyên, gia đình anh Hồ Văn Quang ngụ cùng ấp, mặc dù thuộc diện hộ nghèo của xã, nhà chỉ có 3 sào đất trồng chôm chôm nhưng khi có chủ trương mở đường, gia đình anh đã đồng tình hưởng ứng hiến gần 100m2 đất.
Xã Phú Bình (huyện Tân Phú) là địa phương có phong trào hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới, mặc dù người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo UBND xã Phú Bình, tuyến đường liên ấp từ ấp Phương Lâm 3 (xã Phú Lâm) đi qua ấp Phú Thành đến ấp Phú Lập (xã Phú Bình), có chiều dài gần 1km. Trước đây, tuyến đường này vào mùa nắng bụi mù mịt, mùa mưa sình lầy, đặc biệt, chiều rộng mặt đường quá hẹp, cua gấp, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, dự kiến con đường được thi công với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng, trong đó tỉnh và huyện hỗ trợ 80%, còn lại nhân dân đóng góp. Việc huy động, đóng góp của nhân dân đều được xã bàn bạc và công khai, dân chủ. Khi thi công, xã đã thành lập ban quản lý chất lượng công trình có sự giám sát của nhân dân địa phương, các công trình khi được đầu tư phải theo đúng quy định về xây dựng cơ bản. Vì vậy, khi Đảng ủy, chính quyền, cùng các tổ chức đoàn thể xã Phú Bình vận động các gia đình sống hai bên hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, đã có hàng trăm hộ dân tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi gì. Tiêu biểu là hộ ông Nguyễn Văn Thảo, ấp Phú Lâm. Tuy gia đình thuộc diện khó khăn, khi được chính quyền địa phương vận động, ngoài số tiền đóng góp, ông Thảo còn hiến khoảng 50m2 đất chuyên trồng rau để con đường thông thoáng hơn. Từ việc làm của ông Thảo, nhiều người trong xóm cũng đã tình nguyện hiến đất, như: hộ ông Nguyễn Kim Khánh, tình nguyện hiến trên 100m2; hộ anh Nguyễn Huỳnh Phú, hiến trên 10m2...
Theo ông Nguyễn Văn Quân, Bí thư Đảng ủy xã Phú Bình, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cho biết: Từ khi xã có kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới, Đảng ủy đã có chủ trương trước mắt tập trung đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, bê tông hóa các tuyến đường liên ấp, liên xã. Tính đến nay, trong xã đã có hàng trăm hộ dân tham gia hiến đất, hiến vườn, tự động phá bỏ các công trình để lấy mặt bằng phục vụ cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” - Khi ý Đảng hợp lòng dân, mọi việc dù khó đến mấy cũng sẽ thực hiện được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.