Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Kêu gọi tài trợ cộng đồng cho các Dự án Phụ nữ
(13:00:19 PM 05/12/2012)Ảnh minh họa
“Chúng tôi muốn đem lại một cách kết nối vui vẻ và ý nghĩa cho những ai thật sự quan tâm đến phúc lợi của phụ nữ và trẻ em gái.” – ông Phạm Trường Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm LIN, nói.
Những khách tham gia vào sự kiện Tài trợ Cộng đồng LIN dành cho Phụ nữ sẽ có thể giao lưu với nhau và bỏ phiếu bình chọn các dự án được trao tài trợ.
“Mọi người đều có thể đến và tham gia!” – Phó Giám đốc kiêm Điều phối viên Cộng đồng của Trung tâm LIN chia sẻ.
LIN đã mời đại diện ở khối doanh nghiệp, giáo dục, phi lợi nhuận, đại diện chính phủ và truyền thông đến sự kiện này để trao đổi và tìm hiểu về các dự án được đề xuất.
Tại sự kiện, khách tham gia sẽ được nghe phần thuyết trình của ba tổ chức có dự án được chọn bởi Hội đồng xét duyệt dự án của LIN. Khách tham gia sẽ bỏ phiếu bình chọn cho dự án nào mà họ cho là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi.
Mỗi dự án sẽ được trao tài trợ dựa trên kết quả bình chọn.
Ý tưởng đề xuất của các dự án bao gồm: Phòng ngừa vấn nạn bạo hành phụ nữ điếc câm, đào tạo kỹ năng sống và bảo vệ cho trẻ em gái yếm thế và chương trình tín dụng nhỏ cho phụ nữ ở những hộ nghèo.
LIN kêu gọi hợp tác tài trợ từ các doanh nghiệp và các mạnh thường quân cho chương trình tài trợ tương đồng, một-đồng-nhận-một-đồng, của Quỹ Toàn cầu dành cho các Quỹ Cộng đồng (Global Fund for Community Foundations) với số tiền lên đến 150 triệu đồng.
Các khoản tài trợ sẽ giúp đỡ những phụ nữ bị phân biệt đối xử, bị bạo hành và bị đối xử bất bình đẳng giới có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội, các cơ hội kinh doanh và có thu nhập, ông Phạm Trường Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm LIN, chia sẻ.
Trên 150 người đã tham dự tại sự kiện Tài trợ Cộng đồng lần thứ nhất của LIN vào tháng 12 năm trước, với việc bỏ phiếu và hỗ trợ dịch vụ trị giá hơn 120 triệu đồng cho hai dự án giúp đỡ người lao động nhập cư ở TP.HCM.
Sự kiện sẽ được tổ chức tại trường RMIT, 21 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, từ 16:00 – 19:00, ngày 15 tháng 12 năm 2012.
Ba dự án sẽ được trình bày tại sự kiện Tài trợ Cộng đồng:
Hội Điếc Câm TP.HCM: Tổ chức này đề xuất giải quyết nạn bạo hành với phụ nữ điếc câm bằng cách tổ chức 180 tiết học về quyền dân sự, an toàn cá nhân và phát triển bản thân, trong đó 40% thời gian sẽ tập trung vào tập huấn, thực hành trực tiếp. Người tham gia dự án chín tháng này bao gồm 105 thành viên nữ của Tổ chức, tất cả đều từng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Phương pháp dự án lựa chọn là nhấn mạnh giáo dục cho cá nhân, và xuất phát từ thực tế phụ nữ điếc câm ít có phương tiện phù hợp để giao lưu hay cảm nhận thế giới bên ngoài, khiến họ chịu áp lực tâm lý và phản xạ gay gắt theo bản năng. Ngoài việc giúp các hội viên nữ phát triển bản thân, Tổ chức cũng mong muốn—thông qua dự án này—nâng cao ý thức xã hội về các vấn đề khuyết tật, cũng như bạo hành gia đình.
Chương trình Tình Thân: Dự án của Tình Thân hướng đến phụ nữ có thu nhập thấp và được thiết kế dựa trên kinh nghiệm phong phú của đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực tiết kiệm tín dụng nhỏ. Dự án này sẽ được thực hiện trong sáu tháng, bao gồm các hoạt động như: Cho 100 phụ nữ vay vốn, tập huấn về kinh tế gia đình cho 25 thành viên nữ nòng cốt, và tổ chức thảo luận nhóm định kỳ cho 217 chị hộ nghèo ở Bình Thạnh, Gò Vấp và Quận 8 để họ có cơ hội học hỏi lẫn nhau trong việc chủ động tạo thu nhập cho gia đình. Một trong những mục tiêu của Tình Thân là đảm bảo không mất vốn sau sáu tháng của dự án, và sau đó có thể tiếp tục cho các nhóm cộng đồng mới vay.
Trung tâm Bảo trợ Trẻ Mồ côi Khánh Hội: Dự án từ Trung tâm mang mục tiêu giảm tỉ lệ mang thai vị thành niên, tình dục không an toàn và các vấn đề dậy thì khác, cho nhóm trẻ ở Quận 4, với trọng tâm là các em gái, trong khi các em còn ít được tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản hay kỹ năng sống, và chịu ảnh hưởng từ tình hình xã hội phức tạp địa phương. Trung tâm sẽ tìm hiểu nhu cầu của các em thông qua một số hoạt động định hướng. Dựa vào phân tích các nhu cầu này, Trung tâm sẽ tập huấn (dự kiến trong 12 tháng) để nâng cao kiến thức, kỹ năng sống cho 90 thiếu nữ và trẻ em gái, cùng với 40 người thân (mẹ, cô, dì, v.v.) của các em. Dự án còn vận động 50 trẻ em trai và nam thanh niên tham gia vào các buổi tập huấn, giúp các em sớm có ý thức về binh đẳng giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)