»

Thứ ba, 25/02/2025, 17:26:06 PM (GMT+7)

Kết thúc hành trình tìm hiểu về động vật hoang dã ở Củ Chi

(15:30:56 PM 12/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/12/2012, xe chở cậu bé GFOC cùng 30 học sinh của trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TPHCM đã đến Trạm Cứu hộ Động vật Hoang dã Củ Chi thuộc xã An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

 Với mong muốn cho các em được thực sự trải nghiệm một chương trình thực tế, Tổ chức Thanh niên Vì Tương lai Xanh của Bé đã  tạo cơ hội cho các em học sinh đến thăm một trong những trạm cứu hộ động vật do Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang Dã  quản lý .

Đến nơi, các em vô cùng háo hức về những gì mình sắp được trải nghiệm. Bắt đầu chuyến tham quan, các em được chính nhân viên trạm cứu hộ hướng dẫn, giới thiệu về những đặc điểm, tập tính của những loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây. Các em học sinh chăm chú ghi chép lại những kiến thức bổ ích này để ghi nhớ và chia sẻ với các bạn.

Những hoạt động tương tác khác như trò chơi “Hổ - Nai”, hay cuộc thi vẽ tranh về đề tài “Hành động của chúng em” đã giúp các em hệ thống, tổng hợp những kiến thức đã được học một cách cô đọng nhất. Đặc biệt, các em rất hứng thú khi được học hát bài ca “Tê giác Cát Tiên” –  nhằm tưởng nhớ loài tê giác một sừng đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam vào tháng 5 năm 2010.

Qua hành trình hoang dã Củ Chi, các em học sinh không những có cơ hội quan sát những loài động vật mà trước đây chỉ thấy qua sách báo, truyền hình, mà còn có thể hiểu rõ hơn những mối đe dọa mà chúng đang gặp phải và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống và động vật hoang dã.

Đây là hoạt động trong chuỗi chương trình Ngũ hành lấy ý tưởng từ năm yếu tố tự nhiên của Trái đất (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) từ đó xây dựng nên hành trình của “cậu bé GFOC” – đại sứ Ngũ hành. Các chương trình nằm trong chuỗi dự án do Tin Môi Trường (tinmoitruong.com.vn) bảo trợ truyền thông.

Thiên Trang- Ảnh: GFOC.
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết thúc hành trình tìm hiểu về động vật hoang dã ở Củ Chi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI