»

Thứ năm, 31/10/2024, 00:26:57 AM (GMT+7)

Diễn viên- Hiệp sĩ bảo vệ động vật người Anh Virginia McKenna và Đại Sứ Anh
 thăm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam

(17:18:54 PM 30/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Sáng 30/10/2018, Tổ chức Động vật Châu Á đón tiếp diễn viên- Hiệp sĩ bảo vệ động vật hoang dã Hoàng gia Anh-Tiến sĩ Virginia McKenna OBE và đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward tới thăm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Tiến sĩ Virginia McKenna là diễn viên xứ sở sương mù nổi tiếng của thế kỷ 20 và là một nhà hoạt động vì động vật tích cực, xuất sắc.

Diễn[-]viên-[-]Hiệp[-]sĩ[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]người[-]Anh[-]Virginia[-]McKenna[-]và[-]Đại[-]Sứ[-]Anh
[-]thăm[-]Trung[-]tâm[-]Cứu[-]hộ[-]Gấu[-]Việt[-]Nam
Bà Virginia chạm tay vào mình cô gấu được bà đặt tên là Xinh. Gấu ngựa Xinh nặng khoảng 125 kg, được cứu hộ từ Uông Bí, Quảng Ninh năm 2015

 

Tiến sĩ Virginia là nhà bảo trợ chính thức của Tổ chức Động vật Châu Á, là người tri kỷ và cố vấn của TS. Jill Robinson MBE- sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á. Bà Virginia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của bà Jill. Chính vai diễn chính của Virginia trong bộ phim "Born Free" (Sinh ra trong tự do) và công việc không ngừng nghỉ của bà nhằm trả tự do cho các động vật vườn thú đã truyền cảm hứng cho những giấc mơ ban đầu của Jill đó là giúp đỡ động vật.
 
Tiến sĩ Virginia McKenna OBE, Sáng lập viên của tổ chức Born Free đã từng nhận xét về Jill: “Dẫu biết những gì bạn làm chỉ là một gợn sóng nhỏ trên đại dương đầy rẫy những vấn đề mà hàng triệu động vật trên thế giới phải đối mặt, nhưng một gợn sóng vẫn hơn là không có gợn sóng nào. Một con vật được cứu còn hơn là không có con vật nào được cứu. Tạo nên sự khác biệt cho một con vật còn hơn là không có sự khác biệt nào cho bất kỳ con vật nào. Hãy nhìn vào những chú gấu được ban tặng cuộc sống mới nhờ có Tổ chức Động vật Châu Á. Những gợn sóng đó đang lan tỏa. Thực tế, Jill và đội ngũ tuyệt vời của cô đã tạo ra được làn sóng đầu tiên.” 
 

Diễn[-]viên-[-]Hiệp[-]sĩ[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]người[-]Anh[-]Virginia[-]McKenna[-]và[-]Đại[-]Sứ[-]Anh
[-]thăm[-]Trung[-]tâm[-]Cứu[-]hộ[-]Gấu[-]Việt[-]Nam

Bà Virginia vào thăm một lớp học ở trường THPT

 

Rất quan tâm đến công cuộc bảo tồn và bảo vệ loài gấu, Tiến sĩ Virginia McKenna OBE đã từng sang Việt Nam vào cuối năm 2010, trực tiếp chứng kiến hoàn cảnh của những cá thể gấu vẫn đang khổ sở ở các trại nuôi gấu lấy mật, khảo sát thị trường chợ đen bán mật gấu, trước khi đến thăm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và gặp gỡ với các bác sỹ Đông y để tìm hiểu về giải pháp thay thế mật gấu bằng thảo dược chữa bệnh.
 
Lần này, Tiến sĩ  Virginia sang Việt Nam thăm dự án mà bà dành rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, đồng thời bà sẽ đặt tên cho một chú gấu đang được chăm sóc ở Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Tiến sĩ Virginia và Tổ chức Born Free đã đặt tên và nhận tài trợ một cá thể gấu cái số 139, được cứu hộ từ Quảng Ninh năm 2015 là Xinh.
 
Trước đó một ngày, 29/10, TS. Virginia đã cùng Tổ chức Động vật Châu Á xuống thăm các hoạt động bảo vệ gấu mà Tổ chức đang tích cực triển khai ở trường Tiểu học Phụng Thượng, xã Phúc Thọ, Hà Nội, cũng như quay lại trại gấu mà cách đây 8 năm, bà đã không thể cầm nước mắt khi đặt chân tới.
 
Diễn[-]viên-[-]Hiệp[-]sĩ[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]người[-]Anh[-]Virginia[-]McKenna[-]và[-]Đại[-]Sứ[-]Anh
[-]thăm[-]Trung[-]tâm[-]Cứu[-]hộ[-]Gấu[-]Việt[-]Nam
Đại sứ Anh Gareth Ward tại Việt Nam thăm khu bếp ăn của gấu
 
Đại sứ Anh Gareth Ward tại Việt Nam được mời đến Trung tâm để cùng chia sẻ về vấn đề động vật hoang dã và thăm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Chính phủ Anh cũng rất quan tâm đến vấn đề mà động vật hoang dã đang hứng chịu, mới đây nhất, Chính phủ Anh đã chủ trì hội nghị cấp cao về phòng chống buôn bán trái phép động thực vật hoang dã diễn ra vào ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2018. Tại Việt Nam, Đại sứ Anh cũng thường xuyên có các chương trình tiếp xúc, kết nối với các tổ chức bảo vệ động vật. Cho tới nay, vấn đề bảo tồn động vật hoang dã nói chung vẫn gặp rất nhiều thách thức, duy chỉ có bảo tồn loài gấu hiện là điểm sáng nhất trong bức tranh về động vật hoang dã tại Việt Nam vì có nhiều chuyển biến tích cực. Bằng chứng là, chỉ mới trong tháng 10 vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á vừa cứu hộ thành công cá thể gấu nuôi nhốt thứ 200 về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam - Trung tâm cứu hộ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức Động vật Châu Á cũng là một tổ chức điển hình có nhiều hoạt động cụ thể và tích cực cùng với nhà nước bảo vệ loài gấu: từ chăm sóc, cứu hộ gấu, giáo dục môi trường đến đồng nghiên cứu và triển khai việc phổ biến các vị thảo dược thay thế mật gấu nhằm giảm nhu cầu sử dụng mật gấu.
 
Diễn viên - Hiệp sĩ Virginia McKenna sinh năm 1931 tại London, Anh trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật sân khấu. Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, bà khẳng định vị thế ngôi sao điện ảnh với hàng loạt các vai diễn được đánh giá cao trước khi giành liên tiếp 2 giải thưởng danh giá từ Viện Hàn lâm Điện và Truyền hình Anh Quốc (BAFTA) trong 2 năm. Năm 1955 bà nhận giải Nữ diễn viên phim Truyền hình Xuất sắc nhất cho vai Juliet trong phiên bản phim truyền hình “Romeo và Juliet” của đài BBC, và năm 1956 bà nhận giải Nữ diễn viên Xuất sắc nhất cho phim “A Town like Alice”.
 
Tiến sĩ Virginia McKenna và chồng là diễn viên Bill Travers đã cùng tham gia nhiều bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất là vai hai nhà hoạt động bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng Joy Adamson và George Adamson trong bộ phim kinh điển về đề tài bảo tồn thiên nhiên hoang dã “Born Free”, ra mắt năm 1966. Bộ phim này đã thành công vang dội cả về nghệ thuật và doanh thu, với 2 giải Oscar, 1 giải Quả cầu Vàng và 1 giải Grammy. Bên cạnh đó, “Born Free” còn tạo ra hiệu ứng văn hóa rất lớn, thay đổi nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên hoang dã và truyền cảm hứng cho rất nhiều người theo đuổi nghiệp thú y, bảo tồn và nghiên cứu thiên nhiên.
 
Trong quá trình quay phim, bản thân ông George Adamson cũng có mặt với vai trò cố vấn chuyên môn, và đã có ảnh hưởng rất lớn đến hai vợ chồng bà Virginia McKenna nên từ đó hai vợ chồng bà đã bắt đầu con đường đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn động vật hoang dã với nhiều bộ phim sau này của ông bà cũng có chủ đề này. Ông bà đã thành lập một hãng phim tài liệu riêng và sản xuất nhiều bộ phim tài liệu về động vật hoang dã, như phim tài liệu “The Lion Who Thought He Was People” (1971), về quá trình hồi phục bản năng và đưa chú sư tử Christian về với thiên nhiên.
 
Từ những năm 1980, hai vợ chồng bà Virginia McKenna chủ yếu tập trung vào hoạt động bảo vệ động vật hoang dã. Bà hiện là Sáng lập viên của Tổ chức Born Free (Born Free Foundation) – một tổ chức hàng đầu về bảo tồn và đảm bảo an toàn động vật hoang dã, hoạt động trên 20 quốc gia. Năm 1984, gia đình bà đã thiết lập Chiến dịch từ thiện Zoo Check (Khảo sát các vườn thú) với mục tiêu cải thiện điều kiện sống của động vật trong vườn thú, hướng tới loại bỏ dần việc nuôi nhốt động vật hoang dã. Các hoạt động và ấn phẩm nâng cao nhận thức cộng đồng và đặc biệt là hoạt động Khảo sát Vườn thú Châu Âu của Zoo Check năm 1988, với hơn 1000 vườn thú ở nhiều nước được điều tra, khảo sát, đã góp phần quan trọng vào các thay đổi chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ và nâng cao tiêu chuẩn chăm sóc động vật hoang dã ở châu Âu.
 
Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, vào năm 1991, Zoo Check đã chuyển mình thành Born Free Foundation, mái nhà chung của rất nhiều chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã, nâng cao phúc lợi động vật. Bên cạnh việc vận động thay đổi chính sách, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên, Born Free Foundation đã đóng góp và hỗ trợ cho rất tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới, trong đó có các trung tâm cứu hộ và bảo tồn vượn lớn và voi ở châu Phi, các hoạt động chống nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam và Trung Quốc của Tổ chức Động vật Châu Á…
 
Ông Bill Travers qua đời vào năm 1994, nhưng con trai của ông bà là Will Travers đã kế tục sự nghiệp bảo vệ động vật của ông bà, và trở thành Giám đốc Điều hành của Tổ chức Born Free Foundation. Năm 2004, bà đã được Nữ hoàng Anh phong tước Sỹ quan Đế chế Anh OBE cho những cống hiến của bà trong sự nghiệp bảo tồn động vật hoang dã và phúc lợi động vật. Bà Virginia là tác giả của một số cuốn sách  như “On Playing With Lions” (1966), “Some of My Friends Have Tails” (1971) và “Journey to Freedom” (1997). Cuốn hồi ký của bà "The Life in My Years" đã được xuất bản năm 2009. Năm 2011, bà cũng đã xuất hiện trong loạt phim tài liệu thiên nhiên nổi tiếng của BBC, “Natural World”. Năm 2017, các nỗ lực của Tiến sỹ Virginia McKenna trong việc bảo vệ động vật đã được ghi nhận bằng giải thưởng Cống hiến Trọn đời ở lễ trao giải Người hùng vì Động vật của Vương quốc Anh.
ThS. Phan Thị Thùy Trinh - Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Diễn viên- Hiệp sĩ bảo vệ động vật người Anh Virginia McKenna và Đại Sứ Anh
 thăm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI