»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:44:57 AM (GMT+7)

Bà Ngụy Thị Khanh, người đoạt giải thưởng Goldman đầu tiên cho Việt Nam

(15:58:00 PM 23/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Quỹ môi trường Goldman hôm nay công bố bảy người nhận giải năm 2018, đây là giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở. Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) là người được giải thưởng Goldman đại diện khu vực châu Á, đồng thời đây là giải thưởng Goldman đầu tiên cho Việt Nam. TMT xin giới thiệu bài viết về người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên đoạt giải thường môi trường Goldman này.

Ngụy Thị Khanh -Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã sử dụng các nghiên cứu khoa học và hợp tác với các cơ quan nhà nước Việt Nam nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển năng lượng dài hạn bền vững ở Việt Nam. Nêu bật những phí tổn và tác động môi trường của nhiệt điện than, cô đã hợp tác với các cơ quan chức năng nhằm giảm sự lệ thuộc vào than và hướng tới một tương lai năng lượng xanh hơn.

 

Bà[-]Ngụy[-]Thị[-]Khanh,[-]người[-]đoạt[-]giải[-]thưởng[-]Goldman[-]đầu[-]tiên[-]cho[-]Việt[-]Nam
Bà Ngụy Thị Khanh, người đoạt giải thưởng Goldman đầu tiên cho Việt Nam
 
Những hiểm họa rõ ràng của năng lượng than
 
Nền kinh tế phát triển bùng nổ đã khiến cho nhu cầu điện của Việt Nam tăng khoảng 12%/năm trong thập kỷ qua. Việt Nam là một trong bốn nước châu Á đứng đầu thế giới về xây dựng mới nhiệt điện than. Sau khi đã khai thác gần hết tiềm năng thủy điện, năm 2011 chính phủ Việt Nam đã chuyển sang phát triển nhiệt điện than và điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Một lượng khá lớn than sử dụng ở Việt Nam là than nhập khẩu, làm gia tăng sự lệ thuộc của đất nước vào các nguồn nhập khẩu đắt đỏ.Là một loại nhiên liệu phát điện gây ô nhiễm nhất, than đá gây ra 40% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và là một nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí và nước.
 
Năm 2011, chính phủ Việt Nam công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến 2030 (Quy hoạch điện 7), trong đó vạch ra nhu cầu năng lượng của đất nước trong tương lai và đặt mục tiêu đạt tổng công suất 75.000 MW nhiệt điện than đến năm 2030. Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Harvard kết luận rằng ô nhiễm không khí sẽ khiến khoảng 20.000 người chết sớm mỗi năm nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện than theo quy hoạch được xây dựng ở Việt Nam.
 
Một nhà khoa học cẩn trọng và một người xây dựng sự đồng lòng khiêm tốn
 
Ngụy Thị Khanh, 41 tuổi, sinh ra trong một gia đình nông thôn tại Bắc Am, một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam. Lớn lên gần một nhà máy nhiệt điện than, chính Khanh đã phải chịu đựng ô nhiễm và bụi do hoạt động của nhà máy này gây ra và chứng kiến nhiều người trong khu vực mắc bệnh ung thư. Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng dự định trở thành một nhà ngoại giao. Tuy nhiên, cô lại luôn đam mê với lĩnh vực môi trường và sau khi tốt nghiệp đại học, cô bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.
 
Năm 2011, Khanh thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh. Cô đồng thời là thành viên sang lậpLiên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực. Cô chủ yếu tập trung làm việc với các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng nhằm giảm sự lệ thuộc vào các dạng nhiên liệu hóa thạch và điện than.
 
Hợp tác với các cơ quan nhà nước vì một tương lai năng lượng bền vững
 
Quy hoạch điện 7 dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức cao sẽ khiến nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Khanh lại dự báo tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng sẽ phát triển ở mức khiêm tốn hơn. Ngoài ra, cô cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch dựa quá nhiều vào than đá, và những tác động đến an ninh năng lượng lâu dài và biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.
 
Khanh học hỏi mọi thứ có thể liên quan nhiệt điện than và biến đổi khí hậu, đồng thời cùng với các đồng nghiệp và các cơ quan chức năng phát triển một kế hoạch thay thế mang tính bền vững hơn. Năm 2013, cô đã hợp tác cùng các chuyên gia năng lượng và đã cho ra đời một nghiên cứu về cơ hội giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng cơ cấu nguồn cung năng lượng theo hướng ủng hộ sự phát triển của các nguồn năng lượng bền vững. Nghiên cứu đã chỉ rõ sự đắt đỏ và nguy hại của nhiệt điện than khi nó được chọn là một nguồn phát điện chủ yếu và đề xuất các giải pháp thay thế.Cùng thời điểm đó, những vụ việc về môi trường liên quan đến năng lượng than ở Việt Nam đã nêu bật lên những hiểm họa của nhiệt điện than và thúc đẩy dư luận thảo luận nhiều hơn về tương lai năng lượng Việt Nam. Khanh đã tổ chức các hoạt động đào tạo và truyền thông cho 8 cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường liên quan đến than.Cô đã làm việc với báo chí để đăng tải các bài báo dựa trên những bằng chứng thực tế về nhiệt điện than và tác động của nó và tham dự nhiều cuộc thảo luận về ô nhiễm không khí.
 
Thông tin rộng rãi trên báo chí và những cuộc tranh luận công khai về năng lượng than đã cho phép Khanh và GreenID hợp tác với chính phủ Việt Nam về một kế hoạch phát triển năng lượng sửa đổi. Tháng 1/2016, chính phủ đã tuyên bố sẽ xem lại kế hoạch phát triển toàn bộ các nhà máy nhiệt điện than mới và khẳng địnhViệt Nam sẽ thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế nhằm giảm khí nhà kính.
 
Nghiên cứu và sự hợp tác của Khanh về một kế hoạch năng lượng quốc gia bền vững hơn về mặt môi trường đã tích cực hỗ trợ chính phủ Việt Nam cho ra đời Quy hoạch điện 7 điều chỉnh công bố tháng 3/2016. Quy hoạch này giảm đáng kể số nhà máy nhiệt điện than so với kế hoạch trước đây đồng thời tiếp thu đề xuất của Khanh trong việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối lên 21% trong kế hoạch nguồn điện tổng thể đến năm 2030. Với những hoạt động đó, Khanh đã góp phần giúp định hướng Việt Nam theo con đường độc lập về năng lượng. Cô cam kết hợp tác với các đối tác và chính phủ nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang các giải pháp năng lượng tái tạo và bền vững.
PHƯƠNG MAI - Nguồn ảnh:Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bà Ngụy Thị Khanh, người đoạt giải thưởng Goldman đầu tiên cho Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI