Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Áo xanh giữa phố
(13:22:32 PM 20/09/2012)
|
Chị Hồng điều tiết giao thông ở đầu hẻm 175 - Ảnh: Y.TRINH |
Đoạn đường này nổi tiếng kẹt xe nên cứ đều đều mỗi ngày từ 6g-10g và từ 14g-20g lại có mặt chị Hồng. Chị là nhân viên Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích thanh niên xung phong. Tên Hồng nhưng chị nhìn rắn rỏi, da sạm nắng và nhanh nhẹn như một thanh niên dù đã 37 tuổi. “Tôi làm nghề này được nửa năm rồi, nối nghiệp cha chồng tôi. Ông trước đây là thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ, nay tới lượt tôi đứng điều tiết xe cộ” - chị nói dung dị.
Đường xe cộ đông như nêm, vậy mà chị cứ đi xuống phía dưới, rồi ngược lên phía trên, rẽ ra giữa đường. Giữa dòng xe cộ với tiếng còi, tiếng thắng xe ken két, chị vẫn từ tốn: “Anh rẽ phải giùm”, “Chỉ được chạy hướng này chị ơi”, “Từ từ thôi chị”... Bàn tay chị cầm cây gậy đỏ giơ cao, một tay vuông góc với đường và phất tay dứt khoát để làm hiệu lệnh xe dừng hay chạy. Hỏi sao chị lại chọn công việc này, chị đáp: “Đâu riêng gì mình, cả đội 10 người rải ra các ngã tư, ngã ba kẹt xe để điều tiết mà”.
Chị Hồng nhớ lại những ngày mới bắt đầu đứng chốt, nhìn xe đông chị cũng “ớn” lắm, đứng lóng ngóng. “Lúc đó mấy anh chị trong đội hướng dẫn, chỉ cho cách di chuyển, cách thổi còi, nhắc nhở người đi đường... Làm riết rồi mình cũng quen” - chị cười.
Chị không biết đi xe máy, nên sáng nào cũng đạp xe từ nhà ở đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.10) qua khúc đường này, rồi trưa đạp về nấu cơm, chiều lại lò dò chạy ra làm tiếp nhiệm vụ. Thời gian thư thả nhất của chị trong ngày là buổi tối, sau khi cơm nước ngồi dò bài cậu con trai học lớp 8. Chị nói: “Tôi cũng chẳng có chữ nghĩa gì nhiều, chồng tôi làm nghề sửa xe từ sáng tới tối mịt, may mà thằng con ngoan và không ham chơi”.
Bà Thu, chủ tiệm photocopy gần đó, nói: “Đoạn đường này ngày nào cũng kẹt xe. Tụi tui nhìn cô Hồng đứng điều tiết mà thấy thương lắm. Tụi tui giữ xe đạp giùm cổ, rồi khi nào xe đông quá lại chạy ra phụ hướng dẫn người ta đi đúng đường”. 20g, chị đứng nán coi xe cộ có nguy cơ dồn ứ nữa không, rồi mới lấy xe đạp ra về.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.