»

Thứ ba, 25/02/2025, 17:38:03 PM (GMT+7)

300 triệu đồng tặng cho các Dự án về Phụ nữ

(12:50:45 PM 17/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Mùa lễ hội cuối năm như đến sớm hơn, khi khoảng 250 người đã đến với Đại học RMIT cơ sở Phạm Ngọc Thạch vào thứ Bảy, ngày 15/12, để hoà cùng không khí của Quỹ Tài trợ Cộng đồng cho Phụ nữ, một sự kiện phi lợi nhuận tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN (LIN).


Tổ chức Cộng đồng Điếc Câm Giành Giải Nhấttại sự kiện Quỹ Tài trợ Cộng Đồng LIN cho Phụ nữ vào 15/12/2012

 

Chương trình bắt đầu lúc 4 giờ chiều với những hoạt động thú vị, như kết nối, xổ số trúng thưởng, cây thông may mắn và chụp hình với ông già Noel, công chúa Tuyết. Phần kết nối diễn ra thật sự ý nghĩa vì những người tham gia, bao gồm đại diện của doanh nghiệp, báo chí, tổ chức phi lợi nhuận và đoàn thể, đã có dịp giao lưu, tìm hiểu công việc của 11 tổ chức phi lợi nhuận địa phương, những đơn vị đã chuẩn bị nhiều tài liệu truyền thông hấp dẫn cho từng gian trình bày riêng của mình.

 

Tuy nhiên, điểm nhấn của sự kiện chỉ thật sự diễn ra khi Dự án Chị 2 (thuộc Chương trình Tình Thân), Trung tâm Bảo trợ Trẻ Mồ côi Khánh Hội và Tổ chức Cộng đồng Điếc Câm TP. HCM trình bày các dự án về vấn đề phụ nữ trước toàn thể khán giả, những cá nhân đặc biệt quan tâm đến xã hội.

 

“Chúng ta thường nói nên cho cần câu thay vì cho cá. Nhưng chúng tôi tin rằng quan trọng hơn hết là phải dạy cho người ta sử dụng cần câu nữa,” đại diện của Dự án Chị 2 nói trong phần trình bày của mình, khi chị giải thích cách dự án sẽ tập huấn cho phụ nữ có thu nhập thấp trong thành phố, giúp họ sử dụng hiệu quả các khoản tín dụng nhỏ.

 

Bày thuyết trình của Trung tâm Bảo trợ Trẻ Mồ Côi Khánh Hội thì nhắc lại một tình trạng báo động, rằng Việt Nam là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở thanh niên cao nhất Đông Nam Á, đồng thời đề xuất một dự án giáo dục cộng đồng cho trẻ em gái trong Quận 4 nhằm ngăn chặn trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

 

Đề án cuối cùng, của Tổ chức Cộng đồng Điếc Câm TP. HCM, là một lời kêu gọi đầy sức thuyết phục, không những vì họ đã mang đến một kế hoạch hành động chi tiết về phòng chống bạo hành với phụ nữ điếc câm, mà còn bởi triết lý chia sẻ trong bài hát Để Gió Cuốn Đi của Trịnh Công Sơn, một thông điệp mà các thành viên của Tổ chức đã truyền đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu.

 

Dựa trên kết quả của một cuộc bình chọn công khai của tất cả người tham dự sự kiện, giải nhất trị giá 150 triệu Đồng đã thuộc về Tổ chức Cộng đồng Điếc Câm TP. HCM, với 84 phiếu bầu. “Đây là giải thưởng lớn nhất mà chúng tôi nhận được từ trước đến giờ. Tôi rất mừng là Tổ chức sẽ có điều kiện thực hiện dự án cho các em nữ điếc câm được mở mang kiến thức, biết về xã hội; các em đều đã từng chịu cảnh bạo hành.”

  

Chương trình Chị 2, với 73 phiếu bầu, và Trung tâm Bảo trợ Trẻ Mồ côi Khánh Hội, với 24 phiếu bầu, lần lượt được trao tặng 100 triệu Đồng và 50 triệu Đồng.

 

Như vậy, tổng giải thưởng cho cả ba tổ chức là 300 triệu Đồng, trong đó một nửa là số tiền LIN đã quyên góp được từ các công ty và cá nhân, từ các hoạt động như bán vé vào cổng, xổ số may mắn và dịch vụ chụp hình ngay tại sự kiện. Phần 150 triệu Đồng còn lại là đóng góp từ Global Fund for Community Foundations (Quỹ Toàn cầu dành cho các Quỹ Cộng đồng), một tổ chức trước đó đã cam kết tài trợ cho LIN theo hình thức một Đồng-nhận-một Đồng.

 

Quỹ Tài trợ Cộng đồng cho Phụ nữ là một phần trong sự kiện hàng năm mang tên Quỹ Tài trợ Cộng đồng LIN. Năm nay, LIN đã nhận được 18 đề xuất dự án, và ba trong số này đã được Ban Xét duyệt gồm mười cá nhân tình nguyện hỗ trợ Trung tâm LIN chọn vào sự kiện ngày 15/12/2012. Trước sự kiện Quỹ Tài trợ Cộng đồng cho Phụ Nữ, cả ba tổ chức là Chương trình Chị 2, Trung tâm Bảo trợ Trẻ Mồ côi Khánh Hội và Tổ chức Cộng đồng Điếc Câm TP. HCM đã được tiếp sức bởi các nhóm tình nguyện viên truyền thông của LIN, giúp họ có các kỹ năng cần thiết để trình bày dự án một cách thuyết phục trước công chúng.

Quỳnh Giao
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 300 triệu đồng tặng cho các Dự án về Phụ nữ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI