Tin tức » Tin trong nước
Thứ năm, 28/11/2024, 20:53:11 PM (GMT+7)
Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý dioxin tại Việt Nam
(21:33:56 PM 17/01/2013)(Tin Môi Trường) - Ngày 17/1, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường tổ chức hội thảo “Đánh giá hiệu quả Công nghệ xử lý dioxin tại Việt Nam.”
>> Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu >> Đề xuất sử dụng đất Sân bay Long Thành làm đất đắp nền thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu >> Nhựa Super Trường Phát: Đạt top 10 doanh nghiệp công nghệ “xanh” vươn ra biển lớn >> Hải Phòng: Cần sớm công bố quy chuẩn, lựa chọn công nghệ uy tín phục vụ nuôi hải sản ở các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà >> Hội chợ triển lãm thế giới 2020 Dubai mở ra thành phố tương lai kiểu mẫu được số hóa bằng công nghệ của Siemens
Tại hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, cố vấn khoa học của Tổng cục Môi trường cho rằng dựa trên cơ sở kết quả phân tích mẫu do dự án cung cấp trong 3 đợt tại sân bay Biên Hòa cho thấy quá trình xử lý liên tục, không bị gián đoạn, không phải bổ sung hóa chất trong quá trình xử lý ngoài thạch anh; sử dụng ít nước… hiệu xuất phân hủy dioxin cao nhất 99,77% và hiệu suất phân hủy thấp nhất 23,90% ưu việt hơn so với sử dụng công nghệ Radical planet (nghiền bi của Nhật Bản).
Bên cạnh đó, việc xử lý đất nhiễm dioxin vẫn còn bị hạn chế, đó là sau khi xử lý nồng độ chlorophenol, nồng độ Axen hữu cơ và vô cơ cao còn khá cao.
Chuyên gia đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghiền bi tại Biên Hòa, tiến sĩ Rick Cooke cho biết công nghệ hóa cơ (MCD) của EDL (Newzealand) đã chứng tỏ khả năng phá hủy nguồn phát thải lớn các chất polyđibenzoclo hóa –p- đioixin (PCDD) và đibenzo – furan (F) (PCDD/F) trong đất nhiễm, chỉ với hệ thống thiết kế “tối giản”, mặc dù vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục khi thiết kế hệ thống quy mô đầy đủ, đó là sự thay đổi nồng độ PCDD/F của đất đầu vào cần được xem xét khi lập kế hoạch cho xử lý đại trà; cần có phòng thí nghiệm phân tích sàng lọc nhanh, tại chỗ.
Đất nhiễm cần được xem xét ở khía cạnh ô nhiễm PCDD/F và cần xem xét cùng với kế hoạch sử dụng đất trong tương lai vè việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng đất; EDL cần chỉ ra ý định của minh trong việc cung cấp 1 hệ thống xử lsy đầy đủ với những đảm bảo cam kết về chất lượng vfa thiện chí sẵn sàng tham gia chương trình xử lý quy mô lớn.
Việc nghiên cứu và quá trình lựa chọn loại công nghệ áp dụng cho xử lý đất nhiễm dioxin tại Việt Nam là hoạt động tổng thể nhất được thực hiện từ trước đến nay, phù hợp với mức độ nghiêm trọng và tính chất phức tạp của việc phá hủy các chất nhiễm. Hoạt động thử nghiệm này là một bước quan trọng trong quá trình xử lý.
Ngoài ra nó có ý nghĩa quan trọng về thử nghiệm một loại công nghệ có khả năng phá hủy các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả, thân thiện môi trường, chi phí hợp lý và có thể sử dụng ở các nước đang phát triển.
Công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm dioxin và các hợp chất khác bằng máy nghiền bi có dạng quỹ đạo và dạng mặt phẳng (hay còn gọi là các ống lò phản ứng), công nghệ này xử lý rất mạnh, bổ sung một nguồn năng lượng lớn vào các vật liệu bị nghiền tạo nên một đám mây phản ứng hóa lỏng của các hạt khoáng chất, với một lượng lớn các hạt điện tử (gốc tự do vô cơ) và các ion trên bề mặt của chúng.
Sự phá vỡ các liên kết hóa học và phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, khiến các phân tử hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn. Công nghệ MCD đưa đến sự phân hủy cơ hóa tốt nhất đối với tất cả các độc chất hữu cơ bền vững bao gồm dioxin, tất cả các hydrocacbon trong dầu mỏ (TPH) trong đất.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.