Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 03:56:03 AM (GMT+7)
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
(07:00:20 AM 19/12/2023)(Tin Môi Trường) - Ngày 18/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) diễn ra tại Tokyo, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nêu bật nhiều biện pháp khả thi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) -Ảnh: VTV 3
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Joko Widodo cho rằng mỗi nước có chiến lược chuyển đổi năng lượng độc đáo và đặc biệt tùy theo điều kiện riêng. Ví dụ, Indonesia đang thực hiện chiến lược chuyển đổi năng lượng công bằng, bằng cách phát triển năng lượng mới và tái tạo cũng như thúc đẩy quá trình khử carbon. Là quốc gia có rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới, Indonesia đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, như ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng, đồng thời tận dụng rừng ngập mặn làm bể chứa carbon. Ông bày tỏ hy vọng AZEC sẽ ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong quá trình khử carbon thông qua tài trợ toàn diện để hỗ trợ các dự án CCS (thu hồi và lưu trữ carbon) và CCUS (lưu trữ, thu hồi và sử dụng carbon).
Tổng thống Joko Widodo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế tài chính đổi mới nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng, đồng thời nêu rõ ASEAN cần 29.400 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng thành công vào năm 2050. Nhà lãnh đạo Indonesia bày tỏ tin tưởng rằng tài chính bền vững có thể hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi năng lượng, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân. Hiện Indonesia đã triển khai nhiều cơ chế tài chính đổi mới đáng tin cậy, như tài trợ chuyển đổi năng lượng, trái phiếu xanh, trái phiếu Hồi giáo xanh và Sàn giao dịch carbon Indonesia (IDXCarbon).
Nhà lãnh đạo quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này khẳng định rằng sức mạnh tổng hợp giữa chính phủ, các tổ chức tư nhân và ngân hàng là chìa khóa để cung cấp đủ vốn cho các dự án ưu tiên cắt giảm phát thải carbon và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Tổng thống Joko Widodo bày tỏ hy vọng rằng, bằng cách thực hiện các biện pháp khả thi nêu trên, AZEC sẽ trở thành một nền tảng gắn kết các quốc gia cùng hợp tác và đóng vai trò cụ thể trong việc cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tại buổi ăn trưa làm việc với lãnh đạo 78 công ty và tập đoàn lớn của Nhật Bản được tổ chức cùng ngày, Tổng thống Joko Widodo đã nêu lên 3 trọng tâm hợp tác trong tương lai, bao gồm hỗ trợ tăng tốc chuyển đổi năng lượng dưới hình thức tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính đổi mới và chuyển giao công nghệ. Nhà lãnh đạo Indonesia cũng khuyến khích tăng cường chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ phát triển ASEAN thành trung tâm công nghiệp xe điện toàn cầu, đồng thời kêu gọi hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc tối ưu hóa Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản, cũng như tiếp tục các dự án cụ thể của Nhật Bản trong khuôn khổ Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hữu Chiến
Gửi ý kiến bạn đọc về: Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
- Tây Ban Nha đứng đầu thế giới về sản lượng nấm "kim cương đen"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.