Tài nguyên - Thiên nhiên
Trục lợi trên đất rừng :“Dâng” đất cho công ty vợ, công ty con
(09:53:32 AM 07/10/2011)
Cty TNHH một thành viên Tân Thiên Mẫn – do ông Đỗ Nguyễn Minh Trí làm GĐ – được UBND tỉnh Bình Phước (BP) phê duyệt dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng caosu, trên tổng diện tích đất khoảng 90ha, thuộc huyện Bù Đăng.
Ngay sau khi được UBND tỉnh thuận chủ trương, Cty Tân Thiên Mẫn đã rốt ráo ký hợp đồng liên doanh với chủ đất rừng là Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé – là DN nhà nước, thuộc Tỉnh ủy BP – nhằm nhận đất rừng để thực hiện dự án. Điều đáng nói, là ở chỗ ông Đỗ Nguyễn Minh Trí – GĐ Cty Tân Thiên Mẫn - chính là con trai ông Đỗ Quốc Quýt – TGĐ Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé.
Đất rừng nghèo kiệt được chuyển đổi sang trồng caosu – lợi nhuận béo bở khiến vô số cá nhân và tổ chức lao vào xin giao đất dự án. Ảnh: C.H |
Có ông bố đứng đầu Cty chủ rừng, Cty Tân Thiên Mẫn không thèm xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ, mà trực tiếp phối hợp với đơn vị chủ rừng là Cty “bố” Quýt, thống kê danh sách các hộ dân xâm canh, tiến hành bồi thường hỗ trợ...(?). Nhờ đó, Cty Tân Thiên Mẫn đã bồi thường được 56,1ha, với tổng số tiền bồi thường là 313,5 triệu đồng, mà không gặp cản trở gì.
Theo phản ánh của một DN tư nhân: “Ở BP, khó khăn nhất trong thực hiện dự án là ở khâu giải tỏa, bồi thường cho người dân xâm canh. Việc nhập nhèm Cty “bố” đứng ra bồi thường thay cho Cty “con” là quá... diễm phúc.
Bởi Cty “bố” là Cty nhà nước, người dân nào dám cãi, dám trây ỳ không nhận bồi thường?”. Hiện 80/90ha đất được giao từ Cty “bố”, Cty Tân Thiên Mẫn đã trồng caosu... Việc ông Đỗ Quốc Quýt sử dụng ảnh hưởng về chức vụ, quyền hạn dùng quỹ đất lâm nghiệp được UBND tỉnh giao Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé quản lý, đề xuất các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh giao đất cho Cty gia đình (con trai Đỗ Nguyễn Minh Trí làm GĐ) quản lý, sử dụng đầu tư trồng caosu đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước. Cụ thể: Đảng viên không được “chủ trì, tham mưu, thẩm định, đề xuất, tham gia ban hành hoặc tổ chức thực hiện các quyết định của tổ chức...; trực tiếp tạo điều kiện... hoặc không có biện pháp ngăn chặn để người thân (cha, mẹ, vợ, con...) lợi dụng vị trí công tác của mình để trục lợi”.
Cty “vợ” “bắt tay” với Cty “chồng”!
Không thua kém cha con ông Đỗ Quốc Quýt, ông Đặng Văn Hơn – Phó Tổng GĐ Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé – cũng “bật đèn xanh” cho Cty TNHH một thành viên Hưng Phước Trường (do bà Lê Thị Nghĩa – vợ ông Hơn làm GĐ) liên doanh với Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé, ngay sau khi UBND tỉnh BP thuận chủ trương cho Cty Hưng Phước Trường thực hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng caosu.
Tương tự mánh khóe của Cty Tân Thiên Mẫn, Cty Hưng Phước Trường của bà Nghĩa cũng không xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ, mà trực tiếp phối hợp với đơn vị chủ rừng là Cty “chồng” – Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé – đứng ra thống kê danh sách các hộ dân xâm canh, tiến hành bồi thường hỗ trợ 28 hộ, với 17,9ha.
Hiện Cty Hưng Phước Trường đã khai hoang san ủi được 43ha; trong đó, Cty trồng caosu được 22ha... Tương tự ông Quýt, ông Hơn đã sử dụng ảnh hưởng về chức vụ, quyền hạn của mình, lấy đất rừng vốn được UBND tỉnh giao cho Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé quản lý, để đề xuất giao đất cho Cty “vợ” sử dụng trồng caosu trục lợi cho riêng gia đình.
Mới đây, đoàn thanh tra phanh phui ra các sai phạm trên đã kiến nghị các cơ quan chức năng tổ chức kiểm điểm ông Quýt và ông Hơn trước Đảng ủy Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.