Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đất rừng nghèo kiệt được chuyển đổi sang trồng caosu – lợi nhuận béo bở khiến vô số cá nhân và tổ chức lao vào xin giao đất dự án. Ảnh: C.H |
Có ông bố đứng đầu Cty chủ rừng, Cty Tân Thiên Mẫn không thèm xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ, mà trực tiếp phối hợp với đơn vị chủ rừng là Cty “bố” Quýt, thống kê danh sách các hộ dân xâm canh, tiến hành bồi thường hỗ trợ...(?). Nhờ đó, Cty Tân Thiên Mẫn đã bồi thường được 56,1ha, với tổng số tiền bồi thường là 313,5 triệu đồng, mà không gặp cản trở gì.
Theo phản ánh của một DN tư nhân: “Ở BP, khó khăn nhất trong thực hiện dự án là ở khâu giải tỏa, bồi thường cho người dân xâm canh. Việc nhập nhèm Cty “bố” đứng ra bồi thường thay cho Cty “con” là quá... diễm phúc.
Bởi Cty “bố” là Cty nhà nước, người dân nào dám cãi, dám trây ỳ không nhận bồi thường?”. Hiện 80/90ha đất được giao từ Cty “bố”, Cty Tân Thiên Mẫn đã trồng caosu... Việc ông Đỗ Quốc Quýt sử dụng ảnh hưởng về chức vụ, quyền hạn dùng quỹ đất lâm nghiệp được UBND tỉnh giao Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé quản lý, đề xuất các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh giao đất cho Cty gia đình (con trai Đỗ Nguyễn Minh Trí làm GĐ) quản lý, sử dụng đầu tư trồng caosu đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước. Cụ thể: Đảng viên không được “chủ trì, tham mưu, thẩm định, đề xuất, tham gia ban hành hoặc tổ chức thực hiện các quyết định của tổ chức...; trực tiếp tạo điều kiện... hoặc không có biện pháp ngăn chặn để người thân (cha, mẹ, vợ, con...) lợi dụng vị trí công tác của mình để trục lợi”.
Cty “vợ” “bắt tay” với Cty “chồng”!
Không thua kém cha con ông Đỗ Quốc Quýt, ông Đặng Văn Hơn – Phó Tổng GĐ Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé – cũng “bật đèn xanh” cho Cty TNHH một thành viên Hưng Phước Trường (do bà Lê Thị Nghĩa – vợ ông Hơn làm GĐ) liên doanh với Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé, ngay sau khi UBND tỉnh BP thuận chủ trương cho Cty Hưng Phước Trường thực hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng caosu.
Tương tự mánh khóe của Cty Tân Thiên Mẫn, Cty Hưng Phước Trường của bà Nghĩa cũng không xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ, mà trực tiếp phối hợp với đơn vị chủ rừng là Cty “chồng” – Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé – đứng ra thống kê danh sách các hộ dân xâm canh, tiến hành bồi thường hỗ trợ 28 hộ, với 17,9ha.
Hiện Cty Hưng Phước Trường đã khai hoang san ủi được 43ha; trong đó, Cty trồng caosu được 22ha... Tương tự ông Quýt, ông Hơn đã sử dụng ảnh hưởng về chức vụ, quyền hạn của mình, lấy đất rừng vốn được UBND tỉnh giao cho Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé quản lý, để đề xuất giao đất cho Cty “vợ” sử dụng trồng caosu trục lợi cho riêng gia đình.
Mới đây, đoàn thanh tra phanh phui ra các sai phạm trên đã kiến nghị các cơ quan chức năng tổ chức kiểm điểm ông Quýt và ông Hơn trước Đảng ủy Cty TNHH một thành viên caosu Sông Bé.