Tài nguyên - Thiên nhiên
Thủ thuật “rút ruột” rừng nghiến
(10:14:55 AM 24/07/2013)Một cây gỗ bị chặt khoét gần một nửa phần gốc, chỉ còn chờ mưa gió giúp hạ gục (Ảnh: Âu Vượng)
Khi nghe về cách thức hoạt động của các băng nhóm lâm tặc, phóng viên NNVN đã quyết tâm ngụy trang thành dân cư bản địa, để thâm nhập rừng nghiến tại Bản Nhùng, xã Năng Khả. Gần 4 tiếng trên chiếc xe máy cà tàng xuất phát từ TP Tuyên Quang, chúng tôi đã có mặt tại đỉnh dốc, sát bìa rừng Bản Nhùng để chuẩn bị cho việc leo núi.
Thoạt nhìn, thì đây là một khu rừng yên tĩnh, không có tiếng cưa máy gầm rú đinh tai, chỉ có những khoảng trắng lạ thường trên các vạt rừng, sườn núi. Với quyết tâm đến tận nơi có cây nghiến bị chặt hạ, tôi và người dẫn đường đã có hơn một tiếng leo núi đá tai mèo lởm chởm, sắc nhọn, để rồi tận mắt, kiểm đếm từng gốc cây nghiến bị chặt hạ, cũng như phát hiện một lối khai thác gỗ quý quả là bài bản, có chủ ý (việc chặt hạ gỗ nghiến – nhóm gỗ quý hiếm 2a, diễn ra ngay sát đường nhựa mà lực lượng chức năng có lẽ không hề hay biết).
Những cây gỗ quý hay gỗ thường sau khi bị chặt hạ, đều được lâm tặc vận chuyển đi nơi khác một cách khá sạch sẽ, chỉ để lại những phần gốc, hoặc gỗ vỡ hỏng và phần rễ cây bám chặt vào vách đá tai mèo. Đôi khi việc chặt hạ còn bài bản ở chỗ chỉ chặt một phần ba hoặc một nửa dưới gốc, để sau thời gian có trận mưa gió, thì cây tự đổ, lâm tặc chỉ mỗi việc “tận thu” là xong!
Thế nên tiếp cận với cánh rừng nghe nói đã bị tàn phá nghiêm trọng, chúng tôi đứng dưới đường nhựa nhìn lên vách núi chẳng hề hay biết. Chỉ khi người dẫn đường hướng dẫn tôi leo lên các vạt núi không có bóng cây cổ thụ, mới phát hiện ra việc phá rừng nghiến. Việc phá rừng mới diễn ra, chúng tôi có mặt vào chiều ngày 19/7, thấy các đầu mẩu, gốc đang còn nằm trơ trọi dưới các hốc, khe đá mới chỉ thâm đen vết cưa cắt.
Hỏi, rừng nơi đây bị chặt hạ từ khi nào? Người dẫn đường cho biết: Phá rừng gỗ quý đã diễn ra âm ỉ nhiều năm, nhưng phá mạnh nhất là mấy năm gần đây khi cưa lốc xuất hiện và gỗ quý bán được giá. Người dân bản địa cũng chẳng biết gỗ được chở đến đâu để tiêu thụ.
Vừa leo núi dốc đứng, vừa tìm gốc nghiến, anh này cho biết thêm: Ngày trước họ toàn cắt lấy thớt, gùi xuống đường bán cho các đầu nậu gỗ. Mấy năm gần đây, chỉ cây nào không thể cắt làm gỗ theo ý muốn, họ mới xẻ lấy thớt.
Tất cả chỉ vì phong trào cắt những cây nghiến to, có đường kính hơn 1 mét để làm giường, sập (loại gỗ làm sập thường xẻ dày 15 đến 20 cm, rộng từ 75 cm trở lên, dài 2,8 đến 3,3 mét) cho những người nhiều tiền lắm của. Giá mỗi bộ sập nghiến đầy đủ cả chân, khuôn, từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Sập gỗ nghiến càng rộng, dài thì giá càng cao.
Sau khi leo núi xong, người dẫn đường tiếp tục đưa tôi đến một khúc gỗ nghiến có đường kính rộng khoảng 1 mét, dài khoảng 3 mét nằm trên vách đá, đã được ngụy trang bằng cách đắp đất đá khá kín đáo, chỉ cách mép đường nhựa khoảng 4 mét và dẫn giải: “Khúc gỗ nghiến này có thể xẻ làm sập, làm bệ phục vụ cho những người nhiều tiền, do đó họ cứ để cả khúc gỗ tròn như thế này bán cho khách mới được giá cao”.
Rừng nghiến Bản Nhùng kêu cứu. Chúng tôi xin chuyển những thông tin trong bài viết này đến các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang để sớm vào cuộc làm rõ.
Theo số liệu của Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, từ đầu năm đến nay các cơ quan chức năng tỉnh này đã phát hiện và xử lý hơn 500 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Riêng xử lý hành chính 521 vụ, xử lý hình sự 10 vụ; tịch thu tang vật khoảng 300 mét khối gỗ các loại, trong đó có khoảng 100 mét khối gỗ quý hiếm… Trong đó, nạn phá rừng được cho là nóng nhất vẫn tồn tại ở hai huyện có nhiều gỗ quý hiếm là Chiêm Hóa và Na Hang. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.