Tài nguyên - Thiên nhiên
Kiên Giang tăng cường phòng chống cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm
(18:19:03 PM 11/05/2015)Tăng cường phòng chống cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm -Ảnh: TL
Huyện Hòn Đất có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 11.130 ha; trong đó, diện tích rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hòn Đất - Kiên Hà là 5.859 ha, rừng tràm phòng hộ dân sinh 4.404 ha; rừng phòng hộ ven biển 1.455 ha... Rừng trên địa bàn huyện Hòn Đất có hai loại là rừng tràm trồng có vị trí nằm ở phía bắc quốc lộ 80 thuộc 3 xã Nam Thái Sơn, Bình Sơn và Bình Giang; rừng trồng đồi núi thuộc xã Thổ Sơn có vị trí phía nam quốc lộ 80. Vị trí của diện tích rừng ở phía bắc quốc lộ 80 tiếp giáp với kênh xáng Rạch Giá - Hà Tiên có hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây của vùng Tứ giác Long Xuyên nên vào mùa khô mực nước tại các khu vực rừng tràm xuống rất nhanh, đặc biệt là khu vùng đệm rừng Hòn Đất - Kiên Hà. Còn đối với khu vực rừng đồi núi, khi thời tiết ngưng mưa, trời khô hạn, thảm thực vật dưới tán rừng cũng khô, độ ẩm thấp. Đa số người dân sống quanh chân núi đều có đất vườn liên kết với rừng. Người dân cũng có thói quen đốt giấy tiền vàng mã thờ cúng nên nếu bất cẩn sẽ dẫn đến cháy. Bên cạnh đó, khu vực đồi núi xe cơ giới không tiếp cận được, việc vận chuyển các phương tiện chữa cháy rất khó khăn, nguồn nước phục vụ chữa cháy lại cách xa chân núi. Người dân sống tập trung tại các khu vực chân núi thuộc xã Thổ Sơn và khu vực kênh Vàm Rầy, xã Bình Sơn tiếp giáp với các trục đường giao thông, khu vực dân cư và đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân nên nguy cơ xảy ra cháy rừng từ những hộ dân sinh sống ven rừng rất cao.
Ông Dương Văn Lợi, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hòn Đất cho biết, ngay đầu mùa khô năm 2015, xác định vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy lan và các khu vực rừng lân cận, Hạt Kiểm lâm huyện kết hợp các cơ quan chức năng và chủ rừng, nhân dân sinh sống ven rừng đã tiến hành đốt 1.527 ha thực bì để tạo vành đai an toàn. Hiện nay, tại một số vùng thuộc địa bàn huyện Hòn Đất như khu vực rừng đồi núi Hòn Me, Hòn Đất, xã Thổ Sơn, rừng vùng đệm phòng hộ thuộc Ban quản lý rừng Hòn Đất - Kiên Hà, Lâm trường 422 và Tập đoàn Cao su, dự báo cháy rừng đang ở cấp V. Do đó, huyện thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
Tại thị xã vùng biên Hà Tiên, có gần 1.200 ha đất rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ môi sinh và rừng phòng hộ ven biển, tập trung ở các phường Pháo Đài, Tô Châu, xã Thuận Yên, Tiên Hải, Mỹ Đức. Hiện nay, các khu vực có nguy cơ xảy cháy cao là núi Tam Phú Nhơn, núi Giếng Tượng thuộc phường Pháo Đài và khoảng gần 400 ha ở các núi Thạch Động, Sa Kỳ, Thị Vạn, Đá Dựng thuộc địa bàn xã Mỹ Đức. Từ nhiều đời nay, người dân sinh sống trong rừng, ven rừng để trồng cây ăn trái, đồng thời để giữ mồ mả ông bà. Trước tình hình nắng nóng như hiện nay, các ngành chức năng thị xã Hà Tiên tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng; đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng chống cháy rừng; củng cố lực lượng tổ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, cung cấp các dụng cụ cần thiết để nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Theo ông Trịnh Hoàng Ánh, Đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy rừng xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên cho biết: Đội có 14 thành viên. Những ngày này, các thành viên trong đội liên tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân không hút thuốc, không mang các vật dụng dễ cháy khi đi vào khu vực rừng.
Ông Trần Văn Húa, ngụ ấp Thạch Động, xã Mỹ Đức cho biết, gia đình ông được giao 1,5 ha rừng để trồng keo lai, xoài cát Hòa Lộc. Những ngày nắng nóng, ông và các thành viên trong gia đình luôn ý thức phòng cháy rừng và chủ động khi có tình huống xảy ra.
Huyện đảo Phú Quốc có trên 37.000 ha rừng được quy hoạch, trong đó Vườn quốc gia Phú Quốc với diện tích gần 31.500 ha (trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hơn 8.500 ha). Để bảo vệ rừng, Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc xây dựng 4 lán trại trong những khu vực có nguy cơ cháy cao, huy động trên 100 người, gồm kiểm lâm cùng với lực lượng quân đội và địa phương trực 24/24 giờ.
Trước nguy cơ cháy rừng trên huyện đảo Phú Quốc được cảnh báo ở cấp V- cấp cực kỳ nguy hiểm. Theo ông Phạm Quang Bình, Giám đốc Vườn quốc gia Phú Quốc, Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy huyện đã phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tuyệt đối không đốt rẫy trong tháng cao điểm mùa khô, không để người lạ vào rừng; nạo vét các giếng khơi trong rừng…
Tuy nhiên, vào cuối tháng 3/2015, một vụ cháy đã xảy ra tại địa bàn thị trấn An Thới (Phú Quốc) làm thiệt hại 30 ha rừng tràm. Tại huyện Hòn Đất, trong tháng 3 năm nay đã xảy ra một vụ cháy 35,6 ha rừng và hai vụ cháy vườn tạp tại thị trấn Hòn Đất, đất vườn đồi núi, ấp Hòn Me, xã Thổ Sơn. Nghiêm trọng hơn là vụ cháy rừng xảy ra ngày 5/4 trên lâm phần Công ty cổ phần Du lịch U Minh thuộc địa bàn ấp Kênh 5, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, làm thiệt hại khoảng 50 ha rừng tràm. Nguyên nhân vụ cháy rừng này được xác định do người dân đốt ong, đốt thực bì, sử dụng lửa trong sinh hoạt, đốt lá cây khô vệ sinh, đốt giấy tiền vàng mã trong mùa khô, bất cẩn dẫn đến xảy ra cháy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.