Thứ năm, 21/11/2024, 20:13:34 PM (GMT+7)

Giữ gìn hay phá hủy dòng sông Mê Công?

(17:55:00 PM 29/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Các Bộ Môi trường và Tài nguyên Nước của Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ gặp tại Siem Reap vào tuần sau, nắm trong tay số phận của dòng sông Mê Công khi chính họ là những người sẽ ra quyết định xây hay không-xây đối với dự án đập gây nhiều tranh cãi tại phía Bắc Lào – Xayabouri.
 
Việt Nam nằm ở cuối dòng sông Mê Công -Ảnh minh họa
  
Tháng 4 vừa qua, Ủy hội sông Mê Công (MRC), một cơ quan đa chính phủ bao gồm dại diện của 4 quốc gia tại hạ lưu sông Mê Công, đã không thể đạt được thỏa thuận về dự án đập Xayabouri và thống nhất chuyển quyền quyết định cuối cùng cho cấp Bộ.
 
Trong cuộc họp sắp tới của MRC, các Bộ sẽ cùng nhau xem xét kết quả nghiên cứu của Poyry, một công ty tư vấn nguồn nước của Phần Lan, về khả năng đáp ứng của Xayabouri đối với các tiêu chuẩn của MRC. Được ủy nhiệm bởi chính phủ Lào, nghiên cứu này dự kiến sẽ giải đáp tất cả các quan ngại của phía Cam-pu-chia, Thái Lan và Việt Nam về tác động của dự án đối với đa dạng sinh học, thủy sản và mức độ hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động trong sự đối chiếu với các quy chuẩn của MRC.
 
Nghiên cứu này đã kết luận rằng dự án Xayabouri đã đáp ứng được các yêu cầu của MRC, bất kể tuyên bố rằng cần phải có thêm dữ liệu về phục hồi sinh kế, sinh học và sinh thái cũng như hiểu biết thêm đối với các đề xuất đường di cư cho cá.
 
“Thật sững sờ khi Poyry khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều thiếu hụt dữ liệu một cách nghiêm trọng và dự án bộc lộ nhiều điểm yếu nhưng lại kết luận dự án có thể tiến hành”, Tiến sỹ Jian-hua Meng, Chuyên gia Thủy điện Bền vững của WWF cho biết. “Poyry đề xuất giải quyết các thiếu hụt kiến thức nghiêm trọng trong giai đoạn xây dựng. Đánh cược đối với sinh kế của hơn 60 triệu dân là điều không bao giờ được phép tại châu Âu, vậy thì tại sao lại có sự khác biệt tại châu Á.”
 
WWF cho biết, tuy chưa được công bố một cách chính thức, báo cáo đã bị rò rỉ trên một diễn đàn trực tuyến của Lào. WWF, một tổ chức bảo tồn, đã chỉ ra những thất bại của nghiên cứu Poyry trong việc hiểu biết đầy đủ các tác động của đập Xayaburi, đặc biệt những tác động đối với thủy sản, dòng chảy trầm tích cũng như các mẫu thuẫn của chính báo cáo.
 
“Nghiên cứu Poyry cũng chỉ ra được những yếu điểm và các yếu tố không chắc chắn của các đề xuất đường đi cho cá và thậm chí còn thừa nhận rằng đập Xayaburi đã không đáp ứng được ít nhất một phần tư yêu cầu của MRC trong vấn đề này”, tiến sĩ Meng cho biết. “Vậy mà họ lại bật đèn xanh cho dự án và đi ngược lại những quy tắc cẩn trọng của MRC. Điều này thật là kỳ quặc.”
 
“WWF cho biết nghiên cứu của Poyry cũng khẳng định dự án Xayaburi sẽ chặn một phần dòng chảy trầm tích, đồng thời thừa nhận sự thiếu hụt thông tin và hiểu biết một cách trầm trọng về trầm tích. Sự dồi dào trầm tích của dòng Mê Công đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái của sông và bồi đắp đồng bằng.”
 
“Không có thay đổi tích cực nào đối với dự án đập Xayaburi,” Tiến sỹ Meng cho biết “Thất bại trong việc giải quyết các vấn đề không chắc chắn của dự án có thể gây ra những hậu quả thảm khốc đối với cuộc sống của hàng triệu người dân sinh sống tại khu vực sông Mê Công.”
 
Sông Mê Công chảy dài 4,800km dọc biển Đông và là dòng sông dài nhất tại vùng Đông Nam Á. Hơn 700 loài cá nước ngọt sinh sống ở khu vực này, 4 trong số đó thuộc 10 loài cá nước ngọt lớn nhất trong đó phải kể đến cá tra dầu, loài cá lớn nhất thế giới và là loài đặc hữu của sông Mê Công, hiện được xếp vào tình trạng nguy cấp.
 
Hạ lưu sông Mê Công, một trong những dòng chảy cuối cùng trên thế giới chưa bị biến đổi, hỗ trợ cuộc sống của hơn 60 triệu người bằng nguồn thủy sản giàu có. Là dự án đập đầu tiên tuân thủ theo quá trình tham vấn chính thức của MRC, Xayaburi sẽ là bài kiểm tra đối với chức năng của MRC. Quyết định đồng thuận của các Bộ trưởng sắp tới sẽ đặt ra một tiền lệ quan trọng đối với 10 đề xuất dự án đập tại dòng chảy chính phía hạ lưu sông.”
 
“Các quốc gia phía hạ lưu sông Mê Công hiện nay đang đứng trước hai lựa chọn đối lập ở tại một thời điểm mà họ sẽ phải lựa chọn, trong tuần tới, hoặc là trở thành các lãnh đạo toàn cầu về thủy điện bền vững và trì hoãn ra quyết định đối với đập Xayaburi hoặc họ lựa chọn mạo hiểm cuộc sống và sinh kế của chính những người dân đất nước họ, và đẩy dòng sông yêu quý của họ vào hiểm họa khôn lường”, tiến sỹ Meng chia sẻ thêm.
 
Đầu năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã chính thức kêu gọi hoãn xây dựng đập trên dòng chảy chính trong 10 năm và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Nước của Cam-pu-chia cũng ủng hộ trì hoãn dự án. Thủ tướng Lào đã tiếp nhận những thông điệp này và tuyên bố trong hội nghị Thượng đỉnh ASEAN rằng Lào sẽ hoãn xây dựng Xayaburi để có thêm thời gian nghiên cứu.
 
WWF kêu gọi các Bộ trưởng lắng nghe các khuyến nghị của MRC về Đánh giá Môi trường Chiến lược và hoãn xây dựng đập trong 10 năm cho đến khi có đầy đủ thông tin để đánh giá tác động của đập. Quyết định cần phải dựa trên các bằng chứng và phân tích khoa học vững mạnh. WWF khuyến nghị các quốc gia hạ lưu sông Mê Công nên xem xét việc xây dựng nhà máy thủy điện trên các phụ lưu của sông Mê Công, nơi dễ tiếp cận và ít rủi ro hơn.
 
......................
Tham khảo:

Phản biện của WWF về đánh giá thủy sản trong báo cáo của Poyry:

 http://assets.panda.org/downloads/review_of_fisheries_aspects_in_the_poyry_report.pdf

 

Phản biện của WWF về đánh giá dòng chảy trầm tích trong báo cáo của Poyry:

http://assets.panda.org/downloads/review_poyry_report_sediments_key_points.pdf

 

Báo cáo của Poyry:

http://assets.panda.org/downloads/poyry_xayaburi_compliance_report.pdf

Mai Lan
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giữ gìn hay phá hủy dòng sông Mê Công?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI