Có một dòng sông được sinh tồn
(17:42:39 PM 18/11/2018)(Tin Môi Trường) - Sông Long Đại (Quảng Bình) có chiều dài hơn 100 km ít được nhắc đến nhưng ngày nay được nhiều du khách trong nước và quốc tế chú ý bởi cảnh quan hai bên hùng vĩ. Ngoài ra hệ thống mạng lưới sông ngòi thế giới đánh giá cao khi 15 thủy điện bậc thang được quy hoạch ở đây bị HĐND tỉnh Quảng Bình biểu quyết không thông qua. Dòng sông được sinh tồn, bảo lưu bên trong nó những loài thủy sinh đặc hữu cũng như quang cảnh nguyên sơ.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
Vượt thác Tam Lu
Việc dòng sông thoát khỏi các dự án thủy điện đã tạo cơ hội rất lớn cho thủy sản có giá trị của nước ngọt phát triển, tạo điều kiện cho người dân trong vùng cơ hội mưu sinh bền vững, không bị di dời khỏi đất đai mà tổ tiên anh em Vân Kiều đã chọn. Ngoài ra, du khách trong nước và quốc tế cũng xem đây là địa chỉ cần đến bởi vẻ đẹp độc đáo, khó tả của nó đang làm cho người dân có thêm việc làm khi phục vụ du khách.
Long Đại có hơn 100 thác nước lớn nhỏ rất tốt cho làm thủy điện bậc thang, nhưng sau đó vì môi trường lâu dài, các dự án thủy điện không được phép xây dựng nên hệ thống núi đá vôi cũng như các loài động thực vật bản địa được bảo tồn nguyên vẹn càng làm nên thơ đôi bờ dòng sông bình dị này.
Việc chiêm ngưỡng những hình ảnh của lưu vực con sông là cơ may hiếm có của rất nhiều du khách quốc tế đến đây, bởi họ cho rằng, con sông thoát được khỏi thủy điện là gia tài vô giá cho các thế hệ sau được sở hữu môi trường xanh nơi đây.
Đây là bộ ảnh mà chúng tôi ghi lại khi đi trên dòng sông không thủy điện:
Bắt đầu là ngọn núi Thần Đinh lừng lững với hàng tre xanh đôi bờ ở hạ lưu qua xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh.
Đây là con sông bắt nguồn từ tây Trường Sơn, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, dọc hai bên bờ sông đa số là bản làng của người Vân Kiều sinh sống
Ngoài tuyến đường bộ đã được thiết kế ở quốc lộ 9B nối đông Trường Sơn và tây Trường Sơn thì người dân vẫn ưa đi lại bằng thuyền cole làm từ nhôm và lắp máy nổ.
Phương tiện thuyền nhôm phổ biển trên sông để tránh đá ngầm.
Là nơi cung cấp các loài cá ngon nổi tiếng như cá chép loại lớn, cá vược, cá mát, cá trẻng...cho người dân mưu sinh truyền đời.
Cảnh sắc hai bên hiền hậu và bình dị. Nếu có thủy điện, những cảnh này bị biến mất.
Nếu các thủy điện bậc thang tồn tại, cảnh đẹp như thế này hoàn toàn bị xóa sổ.
Các thủy điện đã bị biểu quyết không được phép xây dựng bởi HĐND tỉnh Quảng Bình nên các thác nước của con sông được bảo tồn.
Chúng trở thành nơi lui tới của nhiều du khách quốc tế thích khám phá mạo hiểm. Trong ảnh là thác Nước Đắng ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
Sơn thủy hữu tình bên bờ Long Đại.
Việc chở du khách thăm thú dòng sông không thủy điện đang là nghề kiếm ra tiền của nhiều người dân ở đây.
Tài nghệ của họ được kiểm chứng khi vượt thác.
Cuồn cuộn nước chảy.
Có những bãi đá cạn giữa sông nhưng người lái đò vẫn vượt qua tài tình bằng kinh nghiệm.
Thuyền cole bằng nhôm được sử dụng vì lướt được trên các tảng đá ngầm, khó bị lật nên trị được dòng nước thượng nguồn Long Đại.
Nếu không vững vàng, thuyền dễ bị lật úp bởi các xoáy nước.
Du khách nước ngoài như thót tim khi tiến lên thác Tam Lu.
Và họ thật sự ngỡ ngàng trước tài ba của người chèo thuyền trên sông Long Đại bởi hành trình vượt thác mạo hiểm bằng thuyền của người bản địa.
Khi xuôi về các thác nước, kỹ năng phải bản lĩnh hơn cả đi lên để mũi thuyền không đâm trúng các tảng đá dưới áp lực nước chảy rất mạnh.
Nếu nhà văn Nguyễn Tuân tả tài năng của người lái đò sông Đà như thế nào thì kỹ năng người lái đò trên Long Đại y hệt như thế khi xuôi ngược các thác nước hùng vĩ ầm ào.
(Quốc Nam/MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.