Tài nguyên - Thiên nhiên
10 kỷ lục "độc đáo" trong thế giới côn trùng
(10:41:10 AM 11/06/2012)
1. Đẹp nhất – Bướm hoàng hôn Madagascar
Loài bướm đặc hữu của quần đảo Madagascar này được giới chuyên môn đánh giá là một trong những loài côn trùng ấn tượng và hấp dẫn nhất, đồng thời cũng là loài được giới sưu tầm trên thế giới săn lùng nhiều nhất. Bướm hoàng hôn Madagascar (Chrysiridia rhipheus) có sải cánh rộng khoảng chừng 6 – 9cm với màu sắc cực kỳ rực rỡ, gồm nhiều gam màu khác nhau như xanh da trời, xanh lá, vàng sáng, vàng cam, đỏ, tím, đen, trắng… Điều kỳ lạ là cánh của chúng không hề chứa sắc tố tạo màu. Những gam màu sặc sỡ kia chủ yếu được tạo ra nhờ hiệu ứng khúc xạ ánh sáng cùng với tác động của những vi cấu trúc đặc biệt trên đôi cánh. Chính vì vậy, màu cánh của bướm có thể thay đổi theo từng khoảng thời gian trong ngày, theo môi trường xung quanh và thậm chí là theo từng góc nhìn của chúng ta.
2. Nguy hiểm nhất – Kiến Bulldog đen Australia
Giống kiến Bulldog (Mymecia Spp.) có khoảng 90 loài kiến đặc hữu sống ở lục địa Australia, bao gồm những loài kiến lớn nhất, độc nhất và hung hăng nhất thế giới. Những con kiến Bulldog đen có chiều dài thân lên tới 25 – 50mm. Chúng cực kỳ hung hăng, không e sợ bất kỳ loài nào khác, kể cả con người, đôi lúc chúng còn chủ động tấn công kẻ thù khi bị làm phiền hay đe dọa. Kiến Bulldog đen ở Australia có những cú đốt rất độc. Nọc độc của chúng có thể gây sốc phản vệ tức thời cho nạn nhân, tương tự như khi bị dị ứng nặng, nếu bị đốt nhiều mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
3. Bay nhanh nhất – Ruồi trâu
Họ Ruồi trâu (Tabanidae) gồm khoảng 45.000 loài có mặt ở khắp các châu lục. Được mệnh danh là những loài ruồi lớn nhất nhưng đồng thời, chúng cũng là loài bay nhanh nhất trong số các loài côn trùng. Tốc độ bay của những con ruồi trâu (Tabanus sp.) có thể lên đến 145 km/giờ, đặc biệt chúng còn có khả năng đổi hướng đột ngột mà không hề giảm tốc. Ngoài ra, ruồi trâu còn dễ gây ấn tượng bởi chúng sở hữu một đôi mắt rất lớn với góc nhìn gần như đạt tới 360 độ.
4. Lớn nhất – Bọ cánh cứng Goliath
Bọ cánh cứng Goliath (Goliathus giganteus) là một loài côn trùng thuộc họ Bọ hung (Scarabaeidae), có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới châu Phi. Tên của chúng được đặt theo tên của người khổng lồ Goliath trong Kinh Thánh. Điều này có lẽ xuất phát từ việc chúng được đánh giá là những con côn trùng lớn nhất thế giới, xét cả về kích thước và trọng lượng. Những con bọ cánh cứng Goliath có chiều dài cơ thể khoảng từ 50 – 110mm, với trọng lượng lên tới 85 – 100g. Bao bọc toàn thân chúng là một bộ giáp cứng chắc, kết hợp giữa nâu sẫm hoặc đen với những hoa văn màu trắng. Con đực có một chiếc sừng lớn trên đầu dùng làm vũ khí khi chiến đấu, trong khi đó, con cái lại có một bộ phận hình chữ V để hỗ trợ cho việc đào hang khi đẻ trứng.
5. Đáng ghét nhất – Dĩn hút máu
Dĩn (Culicoides spp.) thuộc lớp côn trùng hai cánh hút máu, thường hay xuất hiện ở những nơi gần nguồn nước tại khu vực Bắc Mỹ. Tuy có kích thước nhỏ bé (chỉ khoảng 1 – 4mm), song đây lại là loài cực kỳ khó chịu đối với con người bởi một khi bị chúng tấn công, những chỗ bị chích đốt sẽ có cảm giác đau đớn, mẩn đỏ, ngứa và rất lâu lành. Ngoài ra, dĩn hút máu còn có thể lây nhiễm một số loại dịch bệnh cho vật chủ. Chúng dễ dàng xâm nhập qua những khẩu độ hẹp nhờ cơ thể nhỏ bé và khả năng bay lượn linh hoạt. Cũng còn may là dĩn đực không hút máu giống như loài muỗi, chỉ có những con dĩn cái trưởng thành mới hay đốt người và động vật để lấy protein về nuôi dưỡng ấu trùng.
6. Dài nhất – Bọ que “khổng lồ”
Loài bọ que “khổng lồ” (Megaphasma dentricus) tìm thấy ở Bắc Mỹ được ghi nhận là loài côn trùng dài nhất thế giới. Những con bọ que trưởng thành có chiều dài thân đạt trên mức 160mm, nếu đo cả chân có thể đạt gần 300mm, trường hợp kỷ lục còn lên tới 500mm. Bên cạnh kỷ lục về chiều dài, loài này còn nổi tiếng với khả năng ngụy trang tốt. Cơ thể khẳng khiu với màu sắc chủ đạo là xám hay nâu nhạt khiến chúng trông chẳng khác gì một cành cây khô khi đứng yên.
7. Ồn ào nhất – Ve sầu châu Phi
Tiếng kêu của những con ve sầu châu Phi (Brevisana brevis) có thể được nghe thấy từ cách xa 1,6km. Ở khoảng cách gần, âm thanh mà chúng phát ra thường đạt tới 120Db, có thể lấy ví dụ tiếng nhạc tại các vũ trường ẫm ĩ nhất cũng chỉ đạt chừng 100Db để thấy rằng ve sầu châu Phi là loài côn trùng kêu to đến mức nào.
8. Hình dạng kỳ quái nhất – Rệp gai
Rệp gai (Umbonia crassicornis) là một thành viên thuộc họ Ve sầu nhảy (Membracidae). Họ này gồm khoảng 3.200 loài xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên, những loài kỳ lạ nhất hay được tìm thấy tại khu vực Trung và Nam Mỹ. Kích cỡ và màu sắc của rệp gai rất khác nhau, nhưng thông thường, cỡ của một con rệp trưởng thành rơi vào quãng 12mm, sắc màu chủ đạo trên cơ thể chúng là xanh lá cây. Phần giáp cổ và ngực phát triển thành những chiếc gai với nhiều hình thù đặc biệt khiến chúng trở nên kỳ quái, song xét cho cùng, đây lại là một phương pháp ngụy trang hữu hiệu.
9. Sống thọ nhất – Mối chúa
Nằm trong họ Mối (Termitidae), những con mối chúa xuất hiện từ cách đây hơn 200 triệu năm được biết có thể sống tới 50 năm tuổi. Mối chúa là con cái duy nhất trong đàn mối có khả năng sinh sản, mỗi ngày, nó có thể sinh ra chừng 5.000 – 7.000 quả trứng. Trọng lượng của mối chúa dễ thường lớn gấp 300 lần so với mối thợ hay mối lính. Ngày nay, loài côn trùng ăn gỗ này vẫn đang sinh sôi mạnh mẽ ở hầu khắp các nơi trên Trái đất với mức độ gây hại cho nhà cửa và các công trình xây dựng thậm chí còn lớn hơn hỏa hoạn hay mưa bão.
10. Phá hoại ghê gớm nhất – Châu chấu sa mạc
Những thiệt hại về nhà cửa mà loài mối gây ra nếu đặt bên cạnh sự phá hoại của châu chấu sa mạc (Schistocerca gregaria) thì quả thực chẳng thấm vào đâu. Suốt nhiều thế kỷ nay, loài châu chấu sa mạc đã trở thành mối đe dọa thường xuyên và cực kỳ nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp tại châu Phi, Trung Đông và châu Á. Chúng thường di chuyển thành từng đàn cực lớn từ vùng này sang vùng khác và gặm nhấm hầu như mọi loại cây trồng của con người từ rau, hoa, quả đến gạo, ngũ cốc… Trung bình mỗi bữa, những con côn trùng phàm ăn trên có thể chén một lượng thực vật tương đương trọng lượng cơ thể chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.