Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 21/11/2024, 19:45:57 PM (GMT+7)
Nơi ngắm những côn trùng to như ở thời tiền sử
(09:22:19 AM 23/09/2017)(Tin Môi Trường) - Nghĩ đến côn trùng, bạn sẽ hình dung ra những động vật nhỏ bé. Tuy nhiên, một số loài bọ khỏe đến mức cắn gãy được bút chì, và ăn thịt cả chim chóc.
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội >> Cứu cây xanh >> Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão. >> Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Dế weta khổng lồ: Một số cá thể của loài này còn nặng hơn cả chuột, khiến chúng trở thành côn trùng nặng nhất thế giới và mất khả năng nhảy như loài dế thông thường. Ảnh: IPM.
Đây là loài đặc hữu của đảo Little Barrier, phía bắc Auckland, New Zealand. Dế weta khổng lồ còn có tai trên đầu gối các chân trước. Ảnh: GOVT.
Nhện thợ săn khổng lồ: Được xem là loài nhện lớn nhất thế giới tính theo sải chân (có thể đạt 30 cm), nhện thợ săn khổng lồ chủ động săn tìm con mồi. Chúng thường xuất hiện khắp châu Á, Australia và Nam Mỹ. Ảnh: iStock.
Tuy nhiên, phiên bản khổng lồ chỉ có ở Lào, và mới được phát hiện vào năm 2011. Chúng có vẻ ngoài đáng sợ, nhưng nọc độc không mạnh và không gây hại cho người bình thường. Ảnh: Heard County Parks & Recreation.
Bọ nước khổng lồ: Bọ nước khổng lồ sinh sống ở các sông suối khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Australia và Đông Á. Ảnh: What's That Bug?
Ở một số quốc gia châu Á, chúng được coi là đặc sản. Do đó, du khách có thể sẽ thấy chúng ở các quầy ăn trên đường phố Thái Lan. Ảnh: BUGSfeed.
Nhện Goliath: Là loài nhện lớn nhất thế giới tính theo khối lượng và kích cỡ, nhện Goliath có thể bắt và ăn thịt chim chóc, dù con mồi thường xuyên của chúng là ếch nhái và giun. Ảnh: Berbagi Kata.
Chúng có răng nanh chứa đầy nọc độc với độ mạnh tương đương nọc của ong bò vẽ khi đốt người. Nhện Goliath là loài bản địa của các quốc gia vùng phía bắc Nam Mỹ, như Guyana, Suriname và Brazil. Ở Bắc Brazil, nhện Goliah còn được bọc lá chuối nướng và được cho là có vị như tôm. Ảnh: Funnyjunk.
Bướm Atlas: Sinh sống chủ yếu ở Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, loài bướm này có sải cánh dài hơn 25 cm. Trong đó, con cái thường to và nặng hơn con đực. Chúng không có miệng và chỉ tồn tại vài ngày để duy trì nòi giống. Ảnh: Daily Mail.
Bọ Titan: Sống trong các khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á, bọ Titan có thể đạt chiều dài lên tới 18 cm và được xem là loài bọ cánh cứng lớn nhất thế giới. Chúng có hàm rất khỏe, đủ sức cắn đứt một cây bút chì gỗ. Ảnh: Daily News Dig.
Gián tê giác: Đây là loài bản địa của Australia, thường được tìm thấy ở Queensland. Chúng có thể nặng tới 35 g, dài khoảng 6 cm và có tuổi thọ tầm 10 năm. Gián tê giác không có cánh và thường được nuôi làm cảnh. Ảnh: PicQuery.
Phryganistria Chinensis Zhao: Loài bọ que này mới chỉ được phát hiện năm 2014 ở Quảng Tây, Trung Quốc. Với chiều dài lên tới 62 cm, đây là loài bọ que dài nhất thế giới. Tuy nhiên, bạn sẽ khó lòng phát hiện ra chúng do lớp ngụy trang quá hoàn hảo. Ảnh: Daily Mail.
Ong bò vẽ châu Á khổng lồ: Những con ong này sống khắp châu Á, với chiều dài 4,5 cm và vòi chích dài 6 mm. Ở Nhật, mỗi năm khoảng 30-40 người mất mạng do bị chúng đốt gây sốc phản vệ. Ảnh: AZ Animals.
Ong Tarantula Hawk: Loài ong này săn nhện đen, đốt cho con mồi tê liệt trước khi lôi về tổ. Ở đó, chúng đẻ trứng trong bụng con nhện. Khi nở, ấu trùng ong sẽ ăn phần bên trong con mồi, đến lúc trưởng thành thì phá vỏ chui ra. Ảnh: Wired.
Vết đốt của loài ong này gây đau đớn khủng khiếp, đạt điểm cao nhất trên thang đo độ đau Schmidt. Ong Tarantula Hawk có thể được tìm thấy khắp thế giới, từ Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam Mỹ tới châu Phi, Australia và các bang miền nam nước Mỹ. Ảnh: TheCrotalusfreak.
(Theo Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.