»

Thứ năm, 31/10/2024, 10:18:53 AM (GMT+7)

Côn trùng ngoại lai gây thiệt hại nặng cho ngành nông-lâm nghiệp Nam Phi

(08:45:05 AM 06/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Thiệt hại do côn trùng ngoại lai gây ra khiến ngành nông - lâm nghiệp Nam Phi mỗi năm tổn thất khoảng 500 triệu USD. Trung bình quốc gia nằm ở cực Nam châu Phi này hàng năm phát hiện 7 loại côn trùng mới không mang nguồn gốc bản địa.

Báo cáo của Học viện Đa dạng sinh học Nam Phi cho biết riêng loài côn trùng cánh màng có nguồn gốc du nhập hiện đang đe dọa nghiêm trọng ngành lâm nghiệp trị giá 1,2 tỷ USD của Nam Phi. Theo số liệu mới nhất, loài côn trùng này đã xâm nhập trên 80.000 km2 diện tích rừng của nước này.

 

Côn[-]trùng[-]ngoại[-]lai[-]gây[-]thiệt[-]hại[-]nặng[-]cho[-]ngành[-]nông-lâm[-]nghiệp[-]Nam[-]Phi[-]
Ảnh: IE
 
Theo nhà sinh thái học Jasper Slingsby, đồng tác giả của báo cáo trên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự xâm nhập của các loài côn trùng ngoại lai vào Nam Phi là sự lỏng lẻo trong hoạt động kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu hàng không của nước này.
 
Ông Jasper cho biết trong 72 cửa ngõ hàng không của Nam Phi, duy nhất sân ban quốc tế O.R Tambo tại thành phố Johannesburg có trạm kiểm dịch động vật. Bên cạnh đó, trạm kiểm dịch do Bộ Môi trường quản lý này chỉ hoạt động 5 ngày trong tuần và vào giờ hành chính. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài nguy cơ côn trùng xâm nhập gần như không hề bị kiểm soát tại 71 sân bay còn lại, côn trùng vẫn có khả năng xâm nhập vào O.R Tambo – sân bay quốc tế lớn nhất Nam Phi, vào ngày nghỉ hoặc trong khoảng thời gian ngoài giờ hành chính.
 
Trong báo cáo của mình, Học viện Đa dạng sinh học Nam Phi đánh giá mặc dù từ năm 2014 nước này đã ban hành những quy định và quy trình khá chặt chẽ về việc ngăn chặn các loài ngoại lai nhưng việc vận dụng các quy định này vào thực tế hiện còn rất nhiều bất cập. Ngoài ra, trong khi quy định yêu cầu tất cả chính quyền cấp cơ sở tại Nam Phi phải soạn thảo và trình kế hoạch phòng chống động vật ngoại lai tại địa phương mình, hiện mới có 29 chính quyền cơ sở hoàn thành bản kế hoạch này, chiếm khoảng 4% theo số lượng yêu cầu.
 
Hiện tại, nhằm giảm thiệt hại do các loài côn trùng ngoại lai gây ra cho ngành lâm nghiệp, các nhà khoa học Nam Phi đang thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật nuôi và thả tuyến trùng – một loại sâu không đốt có khả năng diệt các loại sâu bọ có hại. Còn được gọi là “thuốc trừ sâu sinh học”, loài sinh vật ký sinh có kích thước hiển vi này sẽ xâm nhập vào các loài côn trùng có hại (vật chủ), sau đó gây bệnh và tiêu diệt vật chủ đó.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Côn trùng ngoại lai gây thiệt hại nặng cho ngành nông-lâm nghiệp Nam Phi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI