»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:31:44 AM (GMT+7)

Siêu máy bơm hết “phép"?

(09:36:47 AM 21/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Trong khi bản dự thảo hợp đồng thuê máy bơm giữa TP và doanh nghiệp còn chưa được công bố, nhiều chuyên gia cho rằng "siêu" máy bơm sẽ không còn tác dụng khi đường Nguyễn Hữu Cảnh được nâng cấp.

Siêu[-]máy[-]bơm[-]hết[-]“phép"?

Ảnh: Ngọc Dương
 
Long đong "phận" máy bơm khủng
 
Đầu năm 2018, do tính chất cấp thiết việc triển khai giải pháp chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, UBND TP.HCM đã yêu cầu Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP (Trung tâm chống ngập) ngoài Đại học Quốc gia TP.HCM, có thể mở rộng làm việc với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM để được tư vấn, lập hợp đồng thuê dịch vụ máy bơm thông minh với Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung. Sau khi Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP hoàn thành dự thảo hợp đồng thuê dịch vụ, Trung tâm chống ngập chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của các sở ngành và các đơn vị liên quan để thống nhất và hoàn chỉnh dự thảo hợp đồng, báo cáo Thường trực UBND TP thông qua chậm nhất trong đầu tháng 2.
 
Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên ngày 20.3, đại diện Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP lại khẳng định đơn vị này không hề tham gia soạn thảo dự thảo hợp đồng thuê dịch vụ chống ngập bằng hệ thống bơm cho khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh. Trong khi đó, ông Đỗ Tấn Long, Trường phòng Quản lý thoát nước, Trung tâm chống ngập, cho biết bản dự thảo do đơn vị tư vấn đã được gửi đến các sở, ngành liên quan để xin ý kiến góp ý trước khi trình lên UBND TP.
 
Siêu[-]máy[-]bơm[-]hết[-]“phép"?
Máy bơm "khủng" không còn cần thiết khi cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh? - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
 
Liên hệ với ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, ông Cường cho biết cho đến giờ vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin gì từ phía TP về việc có thuê máy bơm hay không, hình thức thuê như thế nào. “Trao đổi với Trung tâm chống ngập thì được biết đơn vị này đã gửi văn bản xin ý kiến các sở liên quan nhưng mới chỉ có Sở Tài chính phản hồi, còn nhiều thủ tục vướng mắc và quan trọng nhất là đang chờ ý kiến góp ý từ phía Sở GTVT để hoàn thành bản dự thảo hợp đồng nhưng đã 2 lần gửi văn bản vẫn chưa có hồi đáp”, ông cho biết. Đặt vấn đề này với đại diện Phòng Cấp thoát nước Sở GTVT, vị này khẳng định chưa nhận được văn bản xin góp ý từ phía Trung tâm chống ngập.
 
Đã sửa đường thì không cần máy bơm
 
Trong khi bản dự thảo hợp đồng thuê máy bơm còn dang dở thì ngay từ tháng 1, Sở GTVT TP.HCM đã ban hành quyết định phê duyệt dự án sửa chữa toàn tuyến đường với chiều dài hơn 3,1 km bằng nguồn vốn ứng trước gần 500 tỉ đồng, không tính lãi của Tập đoàn Vingroup. Dự án do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (thuộc Sở GTVT) làm chủ đầu tư, khởi công năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
 
Đại diện Phòng Cấp thoát nước Sở GTVT TP cho biết ngoài nâng cấp, sửa chữa, cải tạo hư hỏng nền, mặt đường, xây mới các hạng mục kỹ thuật như hệ thống chiếu sáng hiện đại (sử dụng đèn led), cải tạo, nâng cấp vỉa hè để bố trí các tuyến cáp ngầm phục vụ cấp nước, điện lực, viễn thông, hình thành mảng xanh dọc tuyến... trong dự án còn có hạng mục cải tạo, xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước. Cụ thể, đoạn đường từ Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, giữ nguyên hệ thống cống thoát nước hiện tại, chỉ nâng cao các miệng thu nước. Xây mới hầu hết hệ thống cống thoát nước trên các đoạn đường còn lại. Đoạn đường nào trũng, thấp, hay bị ngập sẽ được lắp đặt thêm một hệ thống cống nằm dưới lòng đường, song song và liên kết với hệ thống cống thoát bằng hệ thống giếng thu gom nước. Những đoạn cống cũ đã xuống cấp, hư hỏng sẽ được lấp bít để tránh gây sụt, lún. Theo đánh giá ban đầu, hệ thống cống thoát nước mới này sẽ giúp thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh ra cả 2 tuyến sông Sài Gòn và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, giải quyết tận gốc tình trạng ngập úng trên tuyến đường này.
 
KTS Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá nguyên nhân đường Nguyễn Hữu Cảnh trở thành “rốn ngập” của TP trong suốt nhiều năm là do đường thấp, kết cấu đường hư hỏng nặng, hệ thống thoát nước cũ kỹ, vì thế mới phải sử dụng máy bơm cục bộ làm phương án “chữa cháy”. Nay TP bỏ ra số tiền lớn như vậy để cải tạo đường, thì phải tính toán cao trình của nước để xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý, đảm bảo hết ngập, lúc này máy bơm coi như không còn tác dụng. “Nếu cải tạo nâng cấp xong vẫn ngập, vẫn cần “cứu” thì cũng như không, đừng làm cho tốn tiền” - ông nói thẳng.
 
Thuê máy bơm sẽ lãng phí
 
GS-TS Nguyễn Tất Đắc, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, thẳng thắn nhận định chống ngập bằng máy bơm “khủng” là giải pháp hiệu quả thì ít mà tốn kém thì nhiều. Sửa chữa, cải tạo hệ thống thoát nước là biện pháp căn cơ giải quyết ngập, vì thế không cần tiếp tục thuê máy bơm.
 
Đồng quan điểm, TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC - Đại học Quốc gia TP.HCM, phân tích: Đối với những vùng trũng, thấp như Nguyễn Hữu Cảnh, dùng máy bơm là điều bắt buộc nhưng vấn đề lớn nhất của máy bơm “khủng” này là dư công suất nhưng lại không đủ chống ngập, không phù hợp. Hệ thống máy bơm quá lớn, phải có một lượng nước nhất định mới đủ lực đẩy máy bơm. Khi nước chưa về kịp, máy bơm chưa thể hoạt động nên chắc chắn sẽ vẫn ngập. Chưa kể trong đô thị, lưu lượng nước cao, cột nước thấp, sử dụng bơm ly tâm và thiết kế công suất quá lớn sẽ gây hao phí năng lượng rất nhiều. Ông Phi nhấn mạnh để giải quyết tình trạng ngập của đường Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng cũng như toàn TP nói chung, hệ thống thoát nước vẫn là xương sống, là quan trọng nhất. Máy bơm, hồ điều tiết… là các giải pháp nên có nhưng chỉ là bổ trợ, giải pháp tức thời.
 
“Chưa thể khẳng định sau khi được nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thoát nước mới thì đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập hoàn toàn nhưng chắc chắn tình trạng, mức độ ngập sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy việc tiếp tục thuê máy bơm cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh lãng phí. Nếu thuê chỉ nên thuê ngắn hạn và sử dụng các loại máy bơm công suất nhỏ. Nhà đầu tư nên nghiên cứu thiết kế lại, dùng bơm hướng trục để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đạt hiệu quả cao hơn”, ông Đỗ Tấn Long đề xuất. Ông Long cũng nói thêm: “Trong thời gian chờ thực hiện và hoàn thành dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh, TP vẫn đang thực hiện thuê máy bơm thông minh trên tinh thần ký hợp đồng thuê từng năm một. Sau khi có đánh giá, nhận xét về tác động của dự án từ Sở GTVT, trung tâm mới quyết định có tiếp tục thuê máy bơm hay không”.
(Theo Hà Mai/TNO)
Từ khóa liên quan: Siêu máy bơm, hết , phép
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Siêu máy bơm hết “phép"?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI