»

Thứ tư, 27/11/2024, 08:39:17 AM (GMT+7)

Quảng Nam: Cuộc sống chìm trong lòng hồ thuỷ điện

(17:38:00 PM 27/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Họ sống nhọc nhằn trong lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2, tạm bợ nửa dưới nước, nửa trên bờ, quyết bám trụ vì niềm tin sẽ giành lại được sự bồi thường công bằng tương xứng với những gì mà họ bị ảnh hưởng do công trình thuỷ điện.

Như Báo Lao Động ngày 6/10 và 25/10 đã thông tin, họ là 18 hộ dân thôn 6, xã vùng núi cao Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đã đâm đơn ra Toà án Nhân dân huyện Nam Trà My, khởi kiện Uỷ ban Nhân dân huyện về thủ tục hành chính cùng phương án đền bù và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vì tích nước gây ngập toàn bộ nhà cửa.

Sống lưỡng cư

 

Thuỷ[-]điện[-]Sông[-]Tranh[-]2[-]đã[-]chặn[-]dòng[-]tích[-]nước[-]từ[-]tháng[-]3.2007,[-]mặc[-]dù[-]còn[-]nhiều[-]hộ[-]dân[-]chưa[-]được[-]di[-]dời[-]ra[-]khỏi[-]lòng[-]hồ.
Thuỷ điện Sông Tranh 2 đã chặn dòng tích nước từ tháng 3.2007, mặc dù còn nhiều hộ dân chưa được di dời ra khỏi lòng hồ.

Cả cuộc sống của họ giờ đây cũng chìm ngập trong lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2. Bà Trương Thị Kim Lan - một trong 18 “khổ chủ” - không nén được nỗi bất bình: “Phương án đền bù giải toả quá thiệt thòi cho chúng tôi, kiểm kê áp giá từ năm 2005, đến nay mới chi trả tiền bồi thường, ai mà chịu nổi. Nhà nước bình thường còn tính trượt giá, huống chi chúng tôi phải di dời nhường đất đai nhà cửa hàng mấy chục năm nay mà ra đi. Huyện lại chẳng hề ra quyết định thu hồi đất cho mỗi người chúng tôi, mà cứ khăng khăng bắt phải nhận tiền, rồi đi, làm sao chịu thấu. Rồi chủ đầu tư - “ông” Tập đoàn Điện lực VN - cũng chẳng đếm xỉa gì đến việc chúng tôi đang khiếu kiện, chưa di dời, vẫn cứ chặn dòng tích nước đầy hồ để phát điện, làm ngập toàn bộ tài sản của chúng tôi, làm ra cuộc sống khốn khổ của chúng tôi như bây giờ đây”.

 

Mọi[-]sinh[-]hoạt[-]ngày[-]thường[-]của[-]“xóm[-]lưỡng[-]cư”[-]hết[-]sức[-]cực[-]nhọc,[-]bà[-]Trương[-]Thị[-]Thẩm[-]phải[-]cho[-]con[-]ăn[-]trên[-]ghe.[-][-][-]
Mọi sinh hoạt ngày thường của “xóm lưỡng cư” hết sức cực nhọc, bà Trương Thị Thẩm phải cho con ăn trên ghe.


18 hộ dân kiên quyết không nhận tiền, không di dời, mà ở lại bám trụ để đòi hỏi được đền bù tương xứng, công bằng, cam chịu cảnh “sống chung với nước ngập”.

Toàn bộ nhà cửa, đất đai, vườn tược của họ đều nằm trong lòng hồ đã chặn dòng tích nước, nên nước lên nước xuống, rút ra rút vào thường xuyên và trôi nổi như ốc đảo giữa 4 bề nước vây bởi đường sá, điện đóm, giao thương với bên ngoài đều đã bị nước hồ cắt đứt.

Bà[-]Bùi[-]Thị[-]Điệp[-]vẫn[-]níu[-]kéo[-]ở[-]lại[-]nhà,[-]ông[-]Phan[-]Văn[-]Bửu[-]phải[-]cố[-]đưa[-]vợ[-]ra[-]đi[-]tạm[-]lánh.
Bà Bùi Thị Điệp vẫn níu kéo ở lại nhà, ông Phan Văn Bửu phải cố đưa vợ ra đi tạm lánh.

Những người đàn bà “xóm lưỡng cư” vừa quẫn bách, vừa xót ruột nhìn đám con nít đứa choai choai thì lội nước, đứa nhỏ nhít thì bú mớm trên ghe, nhưng vẫn nói cương quyết “thà chết chứ chúng tôi quyết không rời khỏi đây, chừng nào chưa đòi lại được sự công bằng”.

Em[-]Lê[-]Văn[-]Tuấn[-]lấy[-]nước[-]ngọt[-]về[-]làng[-]để[-]cùng[-]gia[-]đình[-]“bám[-]trụ”.
Em Lê Văn Tuấn lấy nước ngọt về làng để cùng gia đình “bám trụ”.

Em Lê Văn Tuấn - học trò lớp 3 trường Trà Dơn - mỗi ngày bốn bận mò mẫm vượt qua con đường ngập nước đến ngang bụng để đến trường học và hái rau rừng để cầm cự qua ngày. Cậu bé dân tộc Ca Dong này mồ côi cha từ thơ bé, hiện đang sống cùng gia đình người chú ruột cố bám trụ nơi miệng thuỷ thần này. Cùng cảnh ngộ, hàng chục em nhỏ khác cũng đang trong cảnh ngày lội nước đến trường, tối về ngủ trên bể nước mênh mông. Bởi các em không còn sự lựa chọn nào khác khi ba mẹ đang quyết “sống chung với hà bá thuỷ điện” để “tìm công lý”.

Chính quyền bất lực

Riêng đợt mưa lũ tuần vừa qua, toàn bộ 18 ngôi nhà bị chìm sâu, có nhà ngập dưới hơn 15m nước. Những ngôi nhà xây bằng ximăng thì hư hỏng, còn nhà làm bằng gỗ thì trôi nổi tan nát. UBND tỉnh yêu cầu huyện, UBND huyện giao nhiệm vụ cho xã, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng 18 hộ dân trong đợt mưa lũ.

Lực[-]lượng[-]ứng[-]cứu[-]của[-]xã[-]túc[-]trực[-]để[-]sẵn[-]sàng[-]“cưỡng[-]chế[-]di[-]dời”[-]18[-]hộ[-]dân[-]ra[-]khỏi[-]lòng[-]hồ[-]trong[-]đợt[-]mưa[-]lũ[-]vừa[-]qua.
Lực lượng ứng cứu của xã túc trực để sẵn sàng “cưỡng chế di dời” 18 hộ dân ra khỏi lòng hồ trong đợt mưa lũ vừa qua.

Phó Chủ tịch UBND xã Trà Dơn - ông Hồ Văn Thắng - được biệt phái cùng lực lượng xung kích và thuyền lớn “nằm vùng” để vận động bà con di chuyển và cần thiết thì cưỡng chế bà con ra khỏi làng cũ. “Nhưng bà con không chịu đi. Bà con nói có cái lý của họ, làm sao cưỡng chế được. Nước ngập nhà là do thuỷ điện, không phải do bão lũ, nên mình bó tay không thể cưỡng chế họ được...” - ông Thắng phân trần.

Chỉ đến khi nước lũ đổ về cộng dồn với nước hồ dâng ngập quá sâu, cực chẳng đã, họ phải gói ghém đồ dùng hằng ngày, 11 hộ tìm nhà người thân hoặc thuê nhà bên đường ĐT616 để tá túc, 7 hộ dựng 2 lều bạt ven đường này sống chẳng khác chi cảnh màn trời chiếu đất, vật vạ chờ qua cơn ngập lớn để trở lại làng cũ “tiếp tục chiến đấu”.

Các[-]hộ[-]dân[-]dựng[-]lều[-]ở[-]tạm[-]bên[-]đường,[-]chờ[-]qua[-]cơn[-]nguy[-]hiểm[-]để[-]quay[-]về[-]“tiếp[-]tục[-]chiến[-]đấu”.[-][-][-]Ảnh:[-]T.T.Thư
Các hộ dân dựng lều ở tạm bên đường, chờ qua cơn nguy hiểm để quay về “tiếp tục chiến đấu”. Ảnh: T.T.Thư

Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - ông Lê Ngọc Kích - than thở: “Huyện đã làm hết trách nhiệm của mình rồi. Lỗi không phải ở huyện mà do cơ chế. Các quyết định của tỉnh về đền bù giải toả, huyện đã tổ chức thực hiện nghiêm. Bây giờ dân kiện, quá thẩm quyền của huyện, lên tỉnh, tỉnh cũng đã bác đơn. Người dân có quyền khởi kiện ra toà dân sự khi họ cho rằng quyền lợi của họ chưa thoả đáng. Việc còn lại là chờ sự phán xét của toà án”.

Luật sư Bùi Bá Dũng (Văn phòng luật sư Hoàng Hà - Đoàn luật sư Quảng Nam) - người trợ giúp pháp lý cho 18 hộ dân - cho biết: “TAND huyện Nam Trà My đã ra quyết định thụ lý xét xử vụ kiện hành chính đối với UBND huyện và các hộ dân đã nộp án phí. Riêng vụ kiện EVN, TAND huyện sẽ trả lời việc thụ lý trong vòng 7 ngày theo luật định. Chúng tôi cũng đang cân nhắc để làm đơn yêu cầu TAND huyện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc EVN phải chấm dứt hành vi gây ngập nước, ảnh hưởng đến đời sống và tài sản của người dân”.

Trương Tâm Thư (Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Nam: Cuộc sống chìm trong lòng hồ thuỷ điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI