»

Thứ ba, 21/01/2025, 10:45:04 AM (GMT+7)

Phát hiện 14 điểm rò rỉ nước ở nhà máy Fukushima I

(22:15:18 PM 30/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết vừa phát hiện 14 điểm rò rỉ nước tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số I.

Theo TEPCO, các điểm rò rỉ này dường như đã xuất hiện vào ngày 29-1, sau khi nước bị đóng băng do nhiệt độ môi trường bên ngoài xuống âm 8 độ C làm vỡ các đường ống dẫn nước vào hệ thống làm mát cho bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng số 4.

 

Khu vực bán kính 20km xung quanh Nhà máy Fukushima Daiichi vẫn bị phong tỏa - Ảnh: AP

 

 

Khoảng 40 lít nước ở bể lò 4 đã rò rỉ ra ngoài, song rất may là nước rò rỉ chứa hàm lượng chất phóng xạ không đáng kể.

 

Sự cố này đã làm hệ thống làm mát của bể chứa nhiên liệu ngừng hoạt động trong 100 phút. Tuy nhiên, nhiệt độ của bể chứa vẫn không thay đổi, luôn ở mức 21 độ C. Viện An toàn Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (NISA) đã cho lắp đặt thiết bị kiểm tra rò rỉ và tiến hành các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

 

Cùng ngày, Bộ trưởng xử lý sự cố hạt nhân Goshi Hosono cho biết hai tuần sau khi sự cố hạt nhân Fukushima I xảy ra hồi tháng 3-2011, một số nghị sĩ, trong đó có Thủ tướng khi đó là ông Naoto Kan, đã tính đến "kịch bản tồi tệ nhất" về tiến triển khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima I nhưng không loan báo rộng do lo ngại có thể gây hoang mang trong dân chúng.

 

Kịch bản này do Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEC) Shunsuke Kondo xây dựng ngày 25-3-2011. Theo đó, lò phản ứng số 1 ở nhà máy Fukushima I sẽ phát nổ và bể chứa thanh nhiên liệu lò số 4 cạn nước hoàn toàn, làm thoát thêm nhiều chất phóng xạ vào môi trường.

 

Thủ tướng Can đã lệnh cho Chủ tịch JAEC Shunsuke Kondo soạn thảo kịch bản này. Tuy nhiên, ngay cả Ủy ban An toàn Hạt nhân (NSC) cũng không được thông báo về sự việc này do tính nhạy cảm của nó. Ông Honoso cho rằng kịch bản trên nếu được công khai vào thời điểm đó có thể sẽ không có ai ở lại thủ đô Tokyo.

 

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Môi trường Nhật Bản sẽ hợp tác với Viện Khoa học Phóng xạ Quốc gia tiến hành dự án nghiên cứu tổng thể về ảnh hưởng của tình trạng phơi nhiễm phóng xạ đối với các loài động vật và thực vật hoang dã xung quanh nhà máy Fukushima I.

 

Theo kế hoạch, các nhà khoa học Nhật Bản sẽ đo nồng độ chất phóng xạ xêdi (caesium) ở các loài động vật và thực vật hoang dã tại 25 khu vực ở cả trên đất liền và trên biển. Để so sánh tác động của sự phơi nhiễm phóng xạ đối với các động thực vật hoang dã, họ sẽ tiến hành đo đạc ở cả những khu vực có nồng độ phóng xạ cao và những khu vực có nồng độ phóng xạ thấp hơn.

 

Các loài thực vật sẽ được nghiên cứu bao gồm thông đỏ và cỏ sâu róm, trong khi các loài động vật sẽ được nghiên cứu gồm chuột, ếch và trai. Ủy ban Bảo vệ Phóng xạ Quốc tế, một tổ chức chuyên xử lý các ảnh hưởng của sự phơi nhiễm phóng xạ, đã chỉ định nghiên cứu ở những loài động thực vật này.

 

Cho đến nay, các nhà khoa học Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành thu thập một số mẫu động thực vật. Họ sẽ xem xét sự phơi nhiễm phóng xạ từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I đã ảnh hưởng như thế nào tới hình dáng bên ngoài, các nhiễm sắc thể và chức năng tái sinh của các loài động thực vật này. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ xem xét cả những ảnh hưởng của thời tiết và các nhân tố khác tới sự tăng trưởng của động thực vật hoang dã.

 

Bộ Môi trường Nhật Bản dự định sẽ soạn thảo báo cáo sơ bộ về vấn đề này trước tháng 3-2013.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện 14 điểm rò rỉ nước ở nhà máy Fukushima I

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI