»

Thứ tư, 27/11/2024, 04:47:52 AM (GMT+7)

Ô nhiễm sông Sài Gòn

(09:19:23 AM 27/12/2011)
(Tin Môi Trường) - Kết quả nghiên cứu nguồn thải gây ô nhiễm sông Sài Gòn do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ vừa công bố cho thấy, nguồn thải gây ô nhiễm sông Sài Gòn không chỉ do nước thải công nghiệp mà còn do nước thải sinh hoạt. Điều này xuất phát từ những hạn chế trong việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm phân tán.

Quá nhiều nguồn thải bẩn

Theo chuyên gia nhóm nghiên cứu Công ty IDOM, hiện nguồn nước sông Sài Gòn và một số nhánh sông trên địa bàn TPHCM đang ô nhiễm nghiêm trọng. Nồng độ, COD, BOD, Coliform… đều vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt là ô nhiễm Coliform. 11 trên 16 trạm luôn không đạt chuẩn. Cao nhất là 2 trạm quận Bình Tân và Gò Vấp. Phân tích sâu của nhóm chuyên gia trên cũng chỉ ra, các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước ở TPHCM rất đa dạng, bao gồm hệ thống cống rãnh thoát nước, nước rỉ tại các bãi chôn lấp rác, các hoạt động khai thác khoáng, trồng trọt và chăn nuôi.

 

Ông Segimon Serrate chuyên gia hóa học cho biết, hiện có rất nhiều cơ sở công nghiệp phân tán nhỏ nằm lẫn trong các khu dân cư đô thị. Những cơ sở này thường xuyên xả nước thải ra kênh rạch chưa qua xử lý. Không chỉ vậy, hoạt động khai khoáng đang thải ra lượng lớn nước đục, gây giảm ánh sáng đến độ sâu thấp nhất, làm giảm sự tăng trưởng của lớp thực vật dưới nước và cũng gây hạn chế đối với hệ thống lọc nước sinh hoạt.

 

Lấy mẫu nước sông Sài Gòn gần một điểm nuôi heo tại huyện Củ Chi. Ảnh: Kim Ngân

 

Mặt khác, nước chảy tràn đô thị đã tạo áp lực lớn về ô nhiễm nguồn nước phân tán trong các khu vực đô thị do độ thấm nước thấp của nền và khi mưa lớn hay ngập úng xảy ra, nó có thể làm suy sụp các nhà máy xử lý nước thải. Ông Thomas Cernocky nhấn mạnh thêm, trong nguồn nước ngầm ở TPHCM đã bị ô nhiễm. Điều này chứng tỏ nước thải sinh hoạt, các bể phốt, bể tự hoại và thói quen xả nước thải sinh hoạt bừa bãi của người dân đã gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nước này.

 

Theo số liệu thống kê, khoảng 80% người dân thành phố đang sử dụng bể tự hoại, gây ô nhiễm hơn 47% lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố

 

Sẽ có biện pháp liên vùng xử lý nguồn thải đen

 

Để hạn chế nguồn thải gây ô nhiễm đối với con sông này, nhóm chuyên gia khuyến cáo cần giảm sử dụng bể tự hoại bằng cách tăng cường hệ thống cống rãnh đô thị phù hợp; mở rộng chiến lược hệ thống quan trắc nước ngầm; đầu tư sử dụng các thiết bị kiểm soát trực tuyến để phát hiện các dòng xả độc hại nhất là những dòng xả có chứa kim loại nặng.

 

Trao đổi về vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Phước khẳng định, sở đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước cho cả sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Cụ thể, tập trung phối hợp với các tỉnh thành liên quan, nhất là tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, thống kê nguồn thải.

 

Từ đó, làm cơ sở để xử lý dứt điểm những nguồn thải trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm chất lượng nước sông. Hiện sở đã kiểm tra và thống kê chất lượng xả thải của các doanh nghiệp có khối lượng xả thải trên 50m³ trở lên đang thải ra sông Sài Gòn. Kết quả cho thấy, trong số 450 doanh nghiệp được điều tra, 269 doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, chiếm tỷ lệ 60%.

 

Trong đó, tập trung nhiều nhất ở quận Phú Nhuận. Kế đến là các quận huyện Bình Chánh, quận 2, Bình Thạnh, quận 7, Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Tân, Nhà Bè, 9, 4, Tân Phú, Củ Chi, Tân Bình… Đây sẽ là cơ sở để sở xử lý đúng người, đúng tội trong thời gian tới. Theo đó, với những doanh nghiệp đen đã từng bị cảnh báo, xử lý vi phạm hành chính 3 lần trở lên phải đối mặt với nguy cơ bị cưỡng chế ngưng hoạt động. Trên thực tế, vừa qua sở đã phối hợp với các ban ngành liên quan, niêm phong máy móc của 4 doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Ngoài ra, hiện sở đã đề xuất các tỉnh thành cùng thực hiện phân vùng tiếp nhận chất thải. Đây là giải pháp tạo vùng đệm an toàn cho nguồn nước cấp. Theo đó, với những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao sẽ không được cấp phép vùng thượng nguồn hoặc vùng tiếp giáp khu vực lấy nước thô phục vụ cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, các tỉnh thành đang cố gắng hoàn chỉnh hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt sông, tăng tần suất quan trắc để kiểm soát chất lượng nguồn nước hiệu quả hơn.


MINH XUÂN – HẢI THANH (Theo SGGP)
Từ khóa liên quan: ô nhiễm, sông Sài Gòn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm sông Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI