»

Chủ nhật, 24/11/2024, 04:54:13 AM (GMT+7)

Những nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia

(14:19:52 PM 17/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Một mặt, nguồn nước kể cả nước sông, nước ngầm ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng... Phát triển kinh tế - xã hội, tăng dân số làm phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn.

[-]Những[-]nguy[-]cơ[-]trong[-]việc[-]bảo[-]đảm[-]an[-]ninh[-]nguồn[-]nước[-]quốc[-]gia[-]

Ảnh minh hoạ


Nước là một vấn đề xuyên suốt, kết nối chặt chẽ với tất cả lĩnh vực ưu tiên, cần hợp tác giải quyết từ góc độ mỗi quốc gia đến cấp độ toàn cầu. Mặc dù có thể tái tạo, nhưng tài nguyên nước không phải là vô hạn. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về nước, đến năm 2025 khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào. Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và từng cá nhân, nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. 


Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m3 được tập trung chủ yếu trên 9 lưu vực sông lớn, bao gồm sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Khoảng 63% nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ m3) được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có gần 310 tỉ m3 mỗi năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. 


Tổng trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 80,6 tỷ m3, chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có của cả nước. Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm). Nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với gần 40% lượng nước cấp cho đô thị, khoảng gần 80% lượng nước sử dụng cho sinh hoạt nông thôn. 


Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai: Nếu chỉ xét riêng tổng lượng nước hàng năm của cả nước, có thể lầm tưởng rằng Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước dồi dào. Tuy vậy, theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế thì quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Nếu chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện nay, Việt Nam đã thuộc các quốc gia thiếu nước và sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần. 


Xét theo đặc điểm phân bố lượng nước theo thời gian, không gian cùng với đặc điểm phân bố dân cư, phát triển kinh tế, mức độ khai thác, sử dụng nước, có thể thấy rằng tài nguyên nước của Việt Nam đang phải chịu rất nhiều sức ép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. 


Đó là tài nguyên nước Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào các nguồn nước quốc tế và đang đứng trước thách thức về an ninh nguồn nước, do các quốc gia thượng nguồn tăng cường khai thác nguồn nước . Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông có liên quan đến nước ngoài. Phần diện tích nằm ngoài lãnh thổ của các lưu vực sông quốc tế chiếm hơn 70% tổng diện tích toàn bộ các lưu vực sông. Trong bối cảnh các nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và xây dựng nhiều công trình lấy nước, chắc chắn nguồn nước chảy về Việt Nam sẽ ngày càng suy giảm và Việt Nam sẽ không chủ động, phụ thuộc vào các nước ở thượng lưu. 

 

Tài nguyên nước phân bố không đều theo cả không gian và thời gian đã dẫn đến xuất hiện các vấn đề khan hiếm và thiếu nước trong mùa khô. Cụ thể là theo không gian, khoảng 60% nước mặt Việt Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông Hồng và sông Đồng Nai, lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Theo thời gian, mùa khô thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng, lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm cũng biến đổi rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng khoảng 70-75% lượng nước trung bình nêu trên. 


Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Việc khai thác các hồ chứa thủy lợi cho tưới nông nghiệp, thủy điện đang gây ra nhiều vấn đề về chia sẻ nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường hạ du. Việc khai thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún nền đất cục bộ ở một số đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 


Nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi nguồn nước nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, khan hiếm, cạn kiệt. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như lưu vực sông Nhuệ Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai - Sài Gòn. Nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước dưới đất từ ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất; nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất do khai thác nước có xu hướng gia tăng, nhất là tại các khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề, ven biển của đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, ven biển miền Trung. 


Vấn đề ô nhiễm Asen trong nguồn nước dưới đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, phân tích, điều tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ gần 323 ngàn mẫu phân tích tại 6938 xã trên địa bàn 660 huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có 12,5% số mẫu có hàm lượng Asen từ 0,05 mg/l trở lên, vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ cao nhất (18,7%), vùng Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất (0,1%). Tại 1.385 xã trên địa bàn 54 tỉnh (chiếm 12,5%) phát hiện ít nhất một mẫu có hàm lượng Asen từ 0,05 mg/l trở lên. Nhưng ở các khu vực phát hiện ô nhiễm, do hầu hết người dân đều không sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô nhiễm, nên tỷ lệ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cho các mục đích sinh hoạt là rất thấp. 


Đặc biệt, biến đổi khí hậu gia tăng đang gây ra những tác động sâu sắc đến tài nguyên nước. Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, có khả năng tác động mạnh lên tài nguyên nước và làm cho những vấn đề vốn rất nghiêm trọng nêu trên đây càng nghiêm trọng hơn, nhiều vấn đề về tài nguyên nước hiện chỉ tiềm ẩn ở dạng các nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực nay mai. 


Theo dự báo, tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm dòng chảy trong mùa khô ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (chỉ tính riêng lượng nước phát sinh trong vùng) suy giảm khoảng 4,8% vào năm 2020, giảm 14,5% vào năm 2050 và khoảng 33,7% vào năm 2100. Những tác động nêu trên, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước của các quốc gia đều tăng lên mạnh mẽ trong những năm tới thì tình trạng thiếu nước, khan hiếm nước sẽ ngày càng gia tăng. 


Mặc dù chưa được đánh giá một cách đầy đủ, nhưng có thể khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang là một thách thức lớn nhất, hiện hữu đối với việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững của Việt Nam và đe dọa an ninh lương thực thế giới. 


Để ứng phó hiệu quả với các thách thức trên, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý nguồn nước, coi đây là một nội hàm quan trọng của "Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020" và đang triển khai "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020". 


Đồng thời, Việt Nam đã và đang nỗ lực đóng góp trên bình diện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, từ khuôn khổ song phương, tiểu vùng, liên khu vực và toàn cầu; tích cực tham gia các cơ chế hợp tác ASEAN về quản lý nguồn nước, hợp tác APEC về ứng phó với thiên tai, đồng sáng kiến Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nguồn nước giữa các quốc gia ven sông Mê Kông và Đa-nuýp...

 

Xuân Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI