»

Thứ ba, 21/01/2025, 10:45:11 AM (GMT+7)

Nhà máy tuyển cát hại dân

(14:41:23 PM 21/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Nhiều ruộng lúa hai vụ và đìa nuôi trồng thủy sản của người dân xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) phải bỏ hoang vì bị bồi lấp, ô nhiễm. Người dân cho rằng do Nhà máy tuyển cát trắng hạt lớn xuất khẩu của Công ty cổ phần Khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa (Minexco) gây ra.

 

Nhiều đìa tôm ở khu vực đầm Thủy Triều bỏ hoang vì lấy phải nước có bùn cát - Ảnh: Duy Thanh

 

Mới đây hơn 30 hộ dân ở xã Cam Thành Bắc đã gửi đơn tập thể đến các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu kiểm tra nhà máy tuyển cát của Minexco gây ô nhiễm, làm khó khăn và thiệt hại trong sản xuất, nuôi trồng của họ.

Bỏ hoang ruộng lúa, đìa tôm

 

Kiểm tra, xử lý nghiêm khắc

Ông Mai Văn Thắng - phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hòa - cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra việc khai thác khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường của Minexco. “Sở đã nhiều lần nhắc nhở Minexco đối với những vi phạm về môi trường do họ gây ra. Lần này chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm khắc những sai phạm của họ” - ông Thắng nói.

Đến xã Cam Thành Bắc, chúng tôi nhìn thấy dòng nước trắng đục như nước vôi chảy tràn từ hồ sinh học của nhà máy này ra kênh dẫn, đưa thẳng về đồng lúa, hoa màu rộng gần 100ha ở hai thôn Tân Phú, Suối Cam, rồi đổ ra đầm Thủy Triều, nơi có hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản.

 

Đứng nhìn đám ruộng 3.500m2 là sinh kế mấy chục năm nay của bốn mẹ con, giờ đầy cỏ dại và bèo tây, bà Phạm Thị Hoa (thôn Tân Phú) xót xa: “Kể từ khi nhà máy tuyển cát hoạt động năm 1998 đến nay, năm nào ruộng ở đây cũng bị bùn cát từ nhà máy bồi lấp. Ban đầu còn ít, nhưng khoảng hai năm nay bùn cát dày đến cả tấc, bà con phải bỏ nhiều triệu đồng thuê máy ủi bỏ lớp cát cứng này mới làm ruộng được. Năm nay bị bùn cát bồi nặng hơn, không còn tiền để thuê máy ủi tui đành bỏ hoang, mấy mẹ con phải đi làm thuê kiếm sống”.

 

Ở đầm Thủy Triều thuộc thôn Tân Quý, ông Trần Văn Hương dè dặt mở cống lấy một ít nước đưa vào đìa tôm. Dòng nước trắng lan dần trong đìa làm ông không khỏi lo lắng: “Nước thải từ nhà máy tuyển cát chảy xuống làm trắng cả một vùng biển rộng. Thậm chí lúc thủy triều dâng cao mà nước biển vẫn không trong được. Cực chẳng đã tôi phải lấy nước vô đìa nhưng bụng không yên chút nào”. Cạnh nhà ông Hương, ông Trần Quang Ngọc bó gối ngồi nhìn đìa tôm đã tới vụ mà không thả nuôi được vì lỡ lấy nước lúc triều thấp khiến cả đìa ngập trong nước trắng như sữa.

 

Ông Lê Quang Hùng - chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc - cho biết: “Nhà máy tuyển cát xuất khẩu của Minexco xả thải làm bồi lắng bùn cát trong diện tích 70ha trồng lúa nước và hoa màu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của dân. Chúng tôi rất lo lắng nếu tình trạng bồi lấp bùn cát này kéo dài”.

Nước thải đạt chuẩn?

 

Trong một đợt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của nhà máy này vào cuối tháng 10/2011, Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hòa lấy mẫu nước thải tại đây để phân tích, đã phát hiện tổng lượng chất rắn lơ lửng và lượng vi khuẩn coliform vượt giới hạn cho phép, trong đó lượng coliform vượt hơn 220 lần. Sở kết luận nhà máy này xả nước chưa đạt quy chuẩn ra môi trường. Trước đó, vào tháng 4-2008, Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hòa cũng đã yêu cầu Minexco khắc phục tình trạng gây ô nhiễm đất sản xuất của người dân do nước thải nhà máy tuyển cát gây ra.

 

Trao đổi với PV mới đây, ông Ngô Văn Thuận - phó tổng giám đốc Minexco - thừa nhận lượng bùn trong nước thải của nhà máy tuyển cát xả ra cao hơn so với nước từ mương thủy lợi. Tuy nhiên ông Thuận cho rằng: “Quy trình xử lý nước thải của nhà máy chúng tôi được thực hiện khép kín qua ba hồ lắng, một hồ sinh học và nước luôn đạt tiêu chuẩn khi xả ra môi trường. Việc đất sản xuất của bà con bị bùn cát bồi lấp, phải bỏ hoang là lần đầu chúng tôi được nghe, vì trước đây nhiều người dân nói rằng nhờ có lượng nước xả của nhà máy mà ruộng của họ từ sản xuất một vụ tăng lên hai vụ, nước xả thải của nhà máy có phù sa làm ruộng họ tốt hơn. Một số người nuôi trồng thủy sản ở đầm Thủy Triều nói nước thải nhà máy chúng tôi làm chết cá, tôm của họ, nhưng ở khu vực đó còn có nhiều nhà máy khác xả thải sao cứ đổ cho chúng tôi?”.

 

Ông Thuận cũng nói rằng mẫu nước ô nhiễm tại nhà máy mà Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hòa đã công bố là do được lấy vào thời điểm vừa xảy ra lũ lụt, nước bẩn từ nơi khác trôi vào hệ thống xử lý thải của nhà máy.

 

Nhà máy tuyển cát trắng xuất khẩu của Minexco có công suất 80.000 tấn sản phẩm/năm, được tỉnh Khánh Hòa cho thuê đất hoạt động đến năm 2019. Song ông Thuận cho hay do nguyên liệu không còn nên có thể trong năm 2012 nhà máy sẽ dừng hẳn hoạt động.

DUY THANH (Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà máy tuyển cát hại dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI