»

Thứ ba, 21/01/2025, 07:44:03 AM (GMT+7)

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ biển

(11:59:09 AM 23/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Với bề dày gần 90 năm hoạt động và phát triển, đến nay Viện Hải dương học Nha Trang-Khánh Hòa đã đóng góp một số lượng không nhỏ những sản vật, sản phẩm biển thân thiện với môi trường. Đó là cung cấp cơ sở khoa học cho việc thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển; xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ trong phục hồi nguồn lợi tự nhiên và các hệ sinh thái đặc trưng của biển... Viện ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế.


Viện Hải dương học Nha Trang - Khánh Hòa

* Đề xuất thiết lập khu bảo tồn biển

Viện Hải dương học là cơ quan đầu tiên đề xuất thiết lập khu bảo tồn biển, khi Viện tham gia thực hiện Chương trình biển Quốc gia giai đoạn 1985-1990. Với những nghiên cứu về đa dạng sinh học, hiện trạng về sử dụng tài nguyên và tiềm năng bảo tồn trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Chương trình môi trường Liện hợp quốc (UNEP) và đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam .

Qua đó, Viện đã đề xuất quy hoạch 8 khu bảo tồn biển ở vùng biển phía Nam, bao gồm Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Phú Quý, Côn Đảo và Phú Quốc. Tất cả các khu này hiện đã chính thức được đưa vào quy hoạch hệ thống bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, theo Quyết định 742 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong những năm gần đây, Viện đã tiến hành các nghiên cứu bổ sung và cung cấp tư liệu về đa dạng sinh học, nguồn lợi, chất lượng môi trường và tư vấn cho các cơ quan chức năng trong việc phân vùng chức năng, lập kế hoạch quản lý các Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang và Phú Quốc.

Viện cũng nghiên cứu và tư vấn cho quản lý hợp phần biển của 2 Vườn Quốc gia Côn Đảo và Núi Chúa. Hoạt động giám sát hệ sinh thái và tài nguyên được tiến hành thường xuyên ở các khu bảo tồn này, nhằm hỗ trợ quản lý thích ứng của các các khu bảo tồn, phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy và làm thay đổi nhận thức của cộng đồng địa phương nói riêng và toàn xã hội nói chung, về sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên và bảo vệ môi trường biển.

* Phục hồi nguồn lợi và hệ sinh thái

TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Viện Hải dương học Nha Trang-Khánh Hòa cho biết: Kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong những năm qua của Viện đã và đang phục hồi được nguồn lợi vẹm xanh, rạn san hô bị suy thoái và rừng ngập mặn bị phá hủy do phát triển kinh tế tại nhiều vùng biển trong cả nước.

Tiêu biểu như thông qua nghiên cứu về nguyên nhân biến mất nguồn lợi vẹm xanh tại đầm Nha Phu-Khánh Hòa, là do khai thác quá mức và hủy diệt quần cư. Bằng 2 đề tài cấp tỉnh và cấp cơ sở, Viện đã di giống từ Lăng Cô-Thừa Thiên Huế về đầm Nha Phu và xây dựng mô hình mẫu với sự tham gia của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã được ngư dân tự giác mở rộng quy mô, góp phần cải thiện đời sống cho trên 400 hộ dân.

Về nghiên cứu các giải pháp phục hồi các rạn san hô bị suy thoái, Viện tiến hành từ năm 2001 tại Côn Đảo, sau đó mở rộng ra trên các vùng biển Bình Định, Nha Trang. Hiện Viện đang tiến hành một số dự án phục hồi rạn san hô theo mô hình có sự tham gia của các khu bảo tồn biển, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng, nhằm phục vụ du lịch biển và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Với vai trò là cơ quan tư vấn, Viện Hải dương học phối hợp với Sở Thủy sản Bình Định thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát và phục hồi hệ sinh thái, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi vùng Cồn Chim-Đầm Thị Nại”. Thành công lớn nhất của đề tài là đã phục hồi 6ha rừng ngập mặn đã bị phá đắp đìa nuôi tôm của địa phương, đồng thời đưa ra được phân vùng chức năng khu sinh thái Cồn Chim. Mặt khác, được sự tài trợ của tổ chức phi chính phủ Anh, Viện triển khai dự án phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại 2 huyện Vạn Ninh và Cam Ranh (Khánh Hòa). Kết quả dự án phục hồi được 2h rừng ngập mặn ở Vạn Ninh và 3ha tại Cam Ranh.

* Xây dựng quy trình công nghệ

Một trong những nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện, đó là nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi trồng các sinh vật biển có giá trị, nhằm phục hồi nguồn lợi và phát triển nuôi trồng bền vững. Từ năm 1979, Viện đã xây dựng được quy trình sinh sản nhân tạo tôm sú giống, góp phần giúp tỉnh Khánh Hòa trở thành trung tâm cung cấp giống tôm nuôi chủ yếu cho cả nước, thúc đẩy nghề nuôi tôm sú xuất khẩu phát triển.

Sau gần 20 năm tập trung nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay Viện đã có 4 loài cá ngựa được sinh sản nhân tạo thành công. Đó là cá ngựa đen, cá ngựa vằn, cá ngựa gai. Đặc biệt là cá ngựa thân trắng là loài quý hiếm và có giá trị thương mại lớn nhất trên thị trường thế giới hiện nay.

GS.TS Võ Sĩ Tuấn, Viện Hải dương học cho rằng, đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương mại một số loài cá cảnh có giá trị xuất khẩu”, được nghiệm thu tháng 3/2011 là rất tiêu biểu của Viện trong thời gian gần đây. Bởi sự thành công của đề tài này đã tạo ra một nghề mới cho người dân ven biển, đảo. Giúp họ tận dụng những trại nuôi tôm giống không hiệu quả sản xuất cá khoang cổ và cá ngựa làm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần quan trọng giảm áp lực khai thác và phục hồi nguồn lợi cá cảnh tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu./.

Văn Hào (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI