»

Chủ nhật, 23/02/2025, 10:39:07 AM (GMT+7)

Lý giải hiện tượng trào bọt ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

(22:19:21 PM 13/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 12-5, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP.HCM) cho biết bước đầu đã xác định được một số nguyên nhân gây hiện tượng trào bọt ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.


Ảnh minh họa

 

Theo đó, giếng thu gom nước chết ở đầu kênh tiếp nhận nước từ các tuyến cống trên đường Út Tịch, Lê Bình (quận Tân Bình). Hằng ngày có một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu từ các hộ dân, cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ. Số nước thải này có chứa chất tạo bọt và đổ về giếng thu gom với tốc độ cao là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào bọt trắng. Ngoài ra, khi có mưa lớn, lượng nước thải đổ về giếng vượt quá khả năng thu gom nên chảy tràn trực tiếp ra kênh, cộng với nước kênh ô nhiễm do rác tù đọng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào bọt.

 

Để có cơ sở xác định chính xác hơn về nguyên nhân trào bọt, Chi cục Bảo vệ môi trường đề nghị Trung tâm Chống ngập TP.HCM sớm có văn bản giải trình về cơ chế hoạt động của hệ thống thu gom nước chết ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và nhật ký vận hành hệ thống này trong thời gian xảy ra hiện tượng trên. Chi cục Bảo vệ môi trường cũng yêu cầu Phòng TN&MT quận Tân Bình cung cấp danh sách các cơ sở giặt tẩy, các nhà hàng, khách sạn có phát sinh công đoạn giặt tẩy trên địa bàn.

(Theo Sở TNMT TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lý giải hiện tượng trào bọt ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI